Nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế

Lịch sử nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế

Về với xứ Huế mộng mơ, khách du lịch tìm đến tham quan, thắp hương tại những ngôi chùa, chiền tâm linh và thành kính. Ghé thăm bờ sông Hương, nước trong vắt một màu rất nên thơ. Và đừng quên đến với làng Chuồn xứ Huế, nơi gắn liền với lịch sử nghề nấu rượu tự lâu đời. Những thức rượu quý truyền thống thơm ngon, thượng hạng. Xưa kia, rượu làng Chuồn được dâng tiến lên Vua. Nghệ nhân nấu rượu theo phương pháp truyền thống, là những người dày dặn kinh nghiệm, có tâm và có tình. Vậy, hãy cùng ruoubatrang.com tìm hiểu rõ hơn về nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế trong bài viết này nhé.

Lịch sử nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế

Nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế 1
Lịch sử nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi mà hằng năm, hàng ngàn khách du lịch gần xa đến, tham quan và tìm hiểu. Bởi xứ Huế mộng mơ xưa kia đã gắn liền với chiến tranh, bom đạn. Hơn nữa còn là nơi xây dựng triều đình của nhiều vị Vua lớn. Và nếu có dịp ghé Huế, nhất định mọi người phải khám phá nghề nấu rượu làng Chuồn. Làng còn có tên chữ là An Truyền, hiện thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Đây là ngôi làng nổi tiếng văn vật, được hình thành cách đây khoảng hơn 6000 năm. Người ta ấn lượng ngay với làng nghề nấu rượu này bởi nó nằm cạnh phá Tam Giang. Phá Tam Giang mênh mong sóng và nước, một nét đẹp hết sức mộc mạc, nguyên sơ và đem lại cảm giác thân thương, gần gũi. Có đồng lúa vàng ươm, có lũy tre rì rào vang ca trong gió, có những mái đình rêu phong thật là cổ kính.

Làng Chuồn xứ Huế không chỉ nổi tiếng với thức rượu thơm ngon, chất lượng mà còn có nhiều món hải sản nổi tiếng. Tiêu biểu như là cá kình, cá bống thệ, cá nâu,… Ngoài ra còn có rất nhiều loại mắm mang đậm nét đặc trưng, đậm đà, mặn mà của con người miền Trung. Nổi bật là mắm rò, mắm tôm,… Và bạn biết đó, xứ Huế còn có những món bánh ngon như bánh tét, bánh lọc, bánh trướng liễn, bánh khoái cá kình,… Nhưng chắc chắn gây thương nhớ nhất thì đó chính là rượu làng Chuồn.

Nghề nấu rượu làng Chuồn đã có lịch sử hình thành tự lâu đời. Là thức rượu quý do triều đình nhà Nguyễn đích thân tuyển chọn, chắt lọc những giống nếp tốt nhất. Song giao cho dân làng tiến hành trồng, thu hoạch để nấu nên những chum rượu thượng hạng tiến cung Vua. Rượu nghề làng Chuồn phục vụ quan triều đình vào những dịp tế hưởng quan trọng. Nay, rượu được xếp hàng hàng Danh Tửu, được mệnh danh là thức rượu thơm ngon bậc nhất của kinh thành Huế.

Đặc điểm của rượu nghề làng Chuồn xứ Huế

Lịch sử nghề nấu rượu làng Chuồn xứ Huế 2
Đặc điểm của rượu nghề làng Chuồn xứ Huế

Bạn sẽ không thể bắt gặp được hương vị nào thứ hai bởi rượu làng Chuồn có phương pháp nấu, chưng cất riêng biệt. Hơn hết đó là nguồn nước được nhà nghề lấy từ đầm phá của làng, men truyền thống và những hạt gạo tinh tú nhất. Bạn sẽ ngất ngây, đắm say khi thưởng một ngụm rượu nhỏ ngay từ lần đầu tiên.

Nghề nấu rượu làng Chuồn đặc biệt đến thế còn bởi vì nhà nghề biết cách chọn gạo. Phải tuyển chọn những hạt gạo lứt đỏ, công đoạn chế biến công phu, kĩ tính trung bình phải mất từ 5 cho đến 6 ngày. Khi nấu cơm chín, nhà nghề phải đem phơi trước lúc ủ cùng với men truyền thống. Và công đoạn này tiếp tục mất thêm 3 ngày. Những công đoạn rải, phơi cơm sau đó cũng được thực hiện và chăm chút một cách thật cẩn thận. Hạt cơm nấu rượu được rải rời ra từng hạt rất đều.

Như nhạc sĩ Văn Cao trong dịp về Huế đã được anh em nghệ sĩ ở cố đô đưa đi dạo ở sông Hương, trên phá Tam Giang và thưởng thức, nhâm nhi thức rượu làng Chuồn. Một phong cảnh như mơ. Trong làn sương ảo huyền, nhạc sĩ nổi tiếng với phong thái, dáng vẻ chậm rãi, hết sức từ tốn nhưng thực không dấu được sự hào hứng khi thưởng chén rượu xứ Huế. Thế rồi vội thốt lên một câu, rất Văn Cao: “Được … Dày!”.

Và bạn thấy đấy, chỉ bằng một cái gật gù trong buổi gặp gỡ, tao ngộ ấy thế nhưng những người bạn văn Huế ai nấy cũng cảm thấy thật vui, thật hạnh phúc biết mấy. Bởi lẽ đâu dễ dàng gì để một bậc “danh trấn giang hồ” lại “chịu” được cái hương vị rượu làng Chuồn? Thế rồi ngày nay, người dân Huế vẫn hay tự hào mà nói rằng: “Khó như ông Văn Cao mà còn chấm rượu làng Chuồn đấy, huống chi là….”

Kết luận

Nghề nấu rượu làng Chuồn ngày một phát triển và khẳng định vị thế, thương hiệu của mình với bạn bè trên khắp năm châu. Thức rượu quý, danh giá mang đậm nét văn hóa, truyền thống dân tộc. Hi vọng những thông tin trong bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa đối với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ.

Xem thêm:

Nghề nấu rượu làng Phú Lộc – Hồi sinh từ miền bom đạn của thực 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *