Thưởng thức rượu ngô Sapa – Tinh hoa nơi núi rừng Tây Bắc

Thưởng thức rượu ngô Sapa - Tinh hoa nơi núi rừng Tây Bắc

Nếu có dịp được đến với núi rừng Tây Bắc bạt ngàn, nhất định du khách không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức rượu ngô Sapa. Đây là tinh hoa của con người Tây Bắc, là món đặc sản hấp dẫn có một không hai mà ai thử rồi cũng sẽ yêu, sẽ mê ngay từ lần đầu tiên!

Trong thức rượu ngô Sapa có kết hợp hài hòa giữa cái tài và cái tình của người dân núi cao Tây Bắc. Vì thế, khi thưởng rượu sẽ có một cảm giác rất tuyệt mà không ngôn từ nào diễn tả được. Vậy, rượu ngô Sapa là gì? Cách nấu rượu ngô Sapa thế nào cho đúng chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Giới thiệu về rượu ngô Sapa – Tinh hoa núi rừng Tây Bắc

Thưởng thức rượu ngô Sapa - Tinh hoa nơi núi rừng Tây Bắc 1
Giới thiệu về rượu ngô Sapa – Tinh hoa núi rừng Tây Bắc

Với bất kỳ một chuyến hành trình nào lên Sapa, thức rượu ngô cũng được giới thiệu là một món đặc sản thơm ngon, đặc trưng của người dân vùng núi cao Tây Bắc. Nguyên liệu chính làm từ ngô với phương pháp thủ công, giản dị truyền thống. Thế nhưng thành phẩm rượu lúc nào cũng trong vắt, có vị cay nồng và đọng lại chút ngòn ngọt rất khó tả. Và để nhận xét xem rượu ngô Sapa loại nào ngon, đỉnh nhất thì chắc chắn phải là rượu ngô Bản Phố.

Bí quyết nấu rượu ngô Sapa của người dân Tây Bắc

Những trái ngô nấu rượu được thu hái trong làng vào một thời gian lý tưởng nhất định. Ngay sau khi hái về, toàn bộ ngô sẽ được luộc chín cho đến khi hạt xé lớp vỏ bên ngoài, nở thì mới tiến hành để nguội, ủ men.

Nếu để hỏi điều gì làm nên nét độc đáo hương vị rượu ngô Sapa thì đó chính là men rượu. Men rượu là bí truyền của mỗi gia đình, mỗi làng nghề khác nhau. Nhưng cơ bản đều được lấy từ cây hồng my, có các hạt giống hạt kê và trồng giữa những nương ngô, tán mận. Ngay sau khi được thu hoạch sau sẽ tách bỏ vỏ, nghiền thành bột mịn. Sau đó mang đi trộn đều với rượu đầu, nước sôi và nặn thành quả. Khi khô rồi thì sẽ chuyển thành màu trắng hệt như là chiếc bánh bao nõn nà, mang đi ủ rượu.

Trộn ngô và men rượu là cả một nghệ thuật bởi không phải ai cũng làm tốt. Cần tuân theo một tỷ lệ nhất định. Vị trí ủ rượu là nơi thoáng mát, đó có thể là nền đất trong nhà. Qua đó, nhà nghề có thể nhận biết, kiểm tra được mức độ lên men của thức rượu ngô. Nếu như nhiệt độ là quá lạnh hay quá nóng thì cũng có nguy cơ khiến cho mẻ ủ không đạt hương vị chuẩn.

Sau chừng một tuần, những hạt ngô sẽ xuất hiện các hạt nhỏ li ti sợi phấn trắng. Đấy là lúc lý tưởng  để người ta cho ngô vào thùng, buộc từ 5 – 6 ngày và bắt đầu nấu rượu. Những giọt rượu đầu tiên thấm cái tình chân chất của người dân Tây Bắc, làm say đắm biết bao con tim ngay từ lần đầu đến du lịch.

Cách thưởng thức rượu ngô Sapa đúng chuẩn

Thưởng thức rượu ngô Sapa đúng chuẩn thì mới cảm được hết cái sự độc đáo, đặc biệt của món đặc sản núi rừng này. Rượu ngô Sapa luôn là thức uống có mặt trong mọi bữa cơm của người dân nơi đây. Người ta dùng rượu để mời những vị khách thân thiết hay những dịp lễ, Tết truyền thống của người đồng bào dân tộc.

Thưởng rượu, bạn sẽ cảm được cái vị không quá gắt mà có chút ngòn ngọt, hơi cay nòng ở nơi đầu lưỡi. Song lại rất dễ ngấm mà say rất lâu. Chén rượu ngô Sapa không chỉ thắm đượm tình nghĩa nơi núi rừng Tây Bắc bạn ngàn mà còn thấm đẫm những giọt mồ hôi, sự tận tâm, sông sức của người dân hiền lành, chất phác.

Còn gì tuyệt vời hơn khi mà được thưởng thức, nhâm nhi chén rượu ngô giữa mùa đông lạnh giá buốt bên mâm cơm với người thân, chiến hữu. Không thể thiếu một chiếc lò sưởi, chen vào những câu chuyện vui, không đầu không cuối nơi chốn rừng núi Tây Bắc. Vậy là ngày và đêm cứ thế trôi đi mà ta chẳng hay biết gì! Chỉ còn lại tình người bên ly rượu thơm ngon, đậm vị!

Phần kết

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về thức rượu ngô Sapa. Món đặc sản này đến Sapa nhất định phải dành thời gian trải nghiệm, thưởng thức. Có như vậy thì chuyến đi mới thực sự trở nên ý nghĩa. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ.

Xem thêm:

Cách nấu rượu ngô Bản Phố Bắc Hà ngon chuẩn vị

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *