Cùng với thức chè Shan Tuyết lừng danh thì rượu thóc Nàng Đôn chính là hai đặc sản nổi tiếng trứ danh của huyện vùng núi cao Hoàng Su Phì, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang. Và nếu bạn có cơ hội được đến tham quan hay du lịch tại địa điểm này thì nhất định phải một lần thưởng thức rượu thóc Nàng Đôn. Tin chắc rằng đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời và thực sự đáng nhớ!
Giới thiệu về rượu thóc Nàng Đôn – Thức men say huyền ảo của huyện vùng cao Hoàng Su Phì
Cho những ai chưa biết thì rượu thóc Nàng Đôn là thức rượu được nhà nghề tiến hành chưng cất từ những hạt thóc nương tuyển chọn kỹ lưỡng. Địa điểm nấu rượu thuộc xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì. Tính đến thời điểm hiện tại, xã có 7 bản với mật độ dân số không quá nhiều, chỉ chừng 66 người trên mỗi km2 mà thôi.
Thóc được nấu rượu phải là những hạt thóc trồng trên các thửa ruộng bậc thang, được ngày đêm cất công cày cấy ngay dưới chân dãy Tây Côn Lĩnh. Này là thóc nương ta, đặc điểm là cây thấp. Tuy năng suất thu hoạch của cây không cao thế nhưng chất lượng rượu mang lại thì vô cùng tuyệt vời.
Rượu thóc Nàng Đôn là thành quả của sự khéo léo, kỳ công nơi những bàn tay nhà nghề giàu kinh nghiệm
Kỹ thuật nấu rượu thóc Nàng Đôn thật sự rất công phu. Nhà nghề sẽ thực hiện luộc thóc trong chảo khoảng từ 4 – 5 tiếng đồng hồ. Người ta đổ thóc ra những chiếc mẹt lớn đã chuẩn bị sẵn, mục đích là để thóc được nguội dần đi. Sau đó mới dùng đến thức men lá tự nhiên, bí truyền được pha trộn, kết hợp từ nhiều loại lá cây thuốc tốt cho sức khỏe có tại địa phương mà ủ men.
Muốn có đầy đủ nguyên liệu tinh túy nấu rượu, nhà nghề phải ủ thóc men khoảng 1 tháng, tức 30 ngày liên tục. Sau đó thì thóc mới được cho vào chảo rồi tiến hành chưng cất như là những thức rượu truyền thống dưới xuôi khác. Cứ mỗi 50kg thóc mang nấu thì nhà nghề thu được khoảng 20 lít rượu thóc Nàng Đôn thơm ngon, tuyệt đỉnh.
Có một số nhà thì công đoạn làm cầu kỳ, phức tạp hơn. Người ta chưng cất rượu 2 lần thật kỹ để đảm bảo rượu tinh khiết nhất. Nếu chỉ chưng 1 lần thì mùi rượu không được quá thơm và thanh. Nó có một chút gì đó “thum thủm: có hạt thóc ngâm. Vậy nên, để hương vị rượu đậm đà, quyến rũ thì tốt nhất phải chưng cất rượu thóc Nàng Đôn 2 lần.
Khi uống rượu vào, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, êm nhẹ và đặc biệt là không có cảm giác bị khát nước hoặc đau đầu đâu nhé.
Tương lai của nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn
Ngày nay, nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn tại Hà Giang đang ngày được phát triển và mở rộng. Nhiều du khách tập trung ghé thăm và mua rượu về thưởng thức, làm quà cho người thân, gia đình. Rượu thóc Nàng Đôn được xác định nằm trong danh sách dự án đặc sản gắn liền với thương hiệu địa phương sẽ được khôi phục, phát triển lâu dài. Mục đích là biến nghề nấu rượu trở thành nguồn thu nhập chính, trọng tâm cho các hộ dân trong xã.
Rất nhiều các doanh nghiệp đã đến Hà Giang để đầu tư du lịch, nấu rượu. Họ tạo ra những hướng đi và lập các chính sách mới thu hút, tạo điều kiện cho các chính quyền doanh nghiệp. Tin rằng ở một tương lai không xa, thương hiệu rượu thóc Nàng Đôn sẽ có một chỗ đứng vững chắc nhất định trong thị phần rượu truyền thống.
Rượu thóc Nàng Đôn với hương vị thơm ngon, đậm đà, có một chút cay nồng đặc trưng nhất định sẽ làm bạn say mê, thổn thức ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Và chắc chắn rằng đây cũng chính là một đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ nếu có dịp du lịch đến tỉnh thành Hà Giang. Bên tách chè Shan Tuyết có một ly rượu thóc Nàng Đôn, đó quả là một trải nghiệm tuyệt vời không quên được trong cuộc đời mỗi người.
Phần kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về rượu thóc Nàng Đôn – Thức men say huyền ảo của huyện vùng núi cao Hoàng Su Phì. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa dành cho bạn. Cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.
Xem thêm:
Rượu thóc La Pán Tẩn giá bao nhiêu một lít?