Nhắc đến Việt Nam, người ta không chỉ tấm tắc khen ngon món bánh mì, phở mà còn đượm lại chút hương vị quê: Rượu trắng. Chúng ta có thể lớn lên, trưởng thành và đi khắp muôn nơi. Ta trải nghiệm những món rượu đắt tiền, sang trọng nhưng chắc chắn không gì có thể cho ta được cái hương vị dân quê, ngọt ngào như thế. Một sự kết hợp hài hòa đơn giản giữa gạo nếp và men tạo nên thành phẩm sống cùng năm tháng. Vậy thì rượu trắng Việt Nam là gì? Bài viết này, ta cũng cùng ruoubatrang tìm hiểu tất tần tật về rượu trắng nhé!
Rượu trắng Việt Nam là gì?
Đã là dân tộc Việt Nam thì ai trong số chúng ta cũng đã từng uống, từng được nghe qua về món rượu truyền thống này. Rượu trắng là cách gọi thân thương. Mọi người còn có thể gọi là rượu đế hay rượu gạo nữa. Nó là tên gọi chung, bao hàm những loại rượu được chế biến từ 3 nguyên liệu chính: Gạo, nếp và cả bánh men nữa. Trải qua quá trình lên men, thành phẩm sẽ được chưng cất bằng nồi nấu rượu.
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền sẽ có một cách gọi riêng. Người Ninh Bình gọi là rượu Kim Sơn. Lạng Sơn gọi là rượu Mẫu Sơn. Về Bình Định thì gọi là rượu Bàu Đá. Thế mà cái tên nào cũng dân dã, thân thương thế đấy. Bên cạnh đó, rượu trắng còn có một kiểu gọi khác, là gọi theo nguyên liệu nấu rượu. Ví dụ như là rượu nếp vắt, rượu nếp cẩm hay rượu nếp cái hoa vàng,…
Món rượu Việt Nam này thường được chế biến từ các loại ngũ cốc có chứa tinh bột. Và một nguyên liệu không thể không có chính là bánh men. Người ta thường sử dụng gạo nhiều hơn là nếp. Bởi thành phẩm sẽ có độ thơm và độ ngọt rất đặc trưng. Ngày nay thì món rượu này phổ biến trong mọi gia đình. Là vật không thể thiếu trong những dịp lễ, thờ cúng gia tiên hay thậm chí trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ta nhâm nhi, thưởng thức cái hương vị nhà làm.
Rượu trắng có thể để được bao nhiêu lâu?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Rượu trắng Việt Nam vì vừa thơm ngon, giá thành rẻ nên được mọi người mua về cất trong nhà rất nhiều. Để uống cũng như tiện lợi hơn trong việc sử dụng.
Với dân làm nghề nấu rượu thì họ quan niệm rằng, rượu ngâm càng lâu thì rượu càng tốt. Món rượu đắt nhất là rượu lâu năm. Và tùy vào mỗi một loại rượu khác nhau sẽ có những cách bảo quản, hạn sử dụng riêng biệt. Vậy thì thực tế, rượu trắng để được bao nhiêu lâu? Ta không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này. Bởi thông thường thì các nhà sản xuất vẫn ghi hạn sử dụng là 1 năm được tính từ ngày đóng chai.
Bí quyết đế tránh mua hàng giả, rượu kém chất lượng chính là cách mà bạn có thể bảo quản lâu nhất. Bạn hãy mua rượu tại những địa chỉ uy tín tại địa phương. Hoặc là mua tại người quen, có truyền thống nấu rượu lâu đời bạn nhé.
Có phải ai cũng có thể dùng được rượu trắng?
Được biết rượu trắng ngon và nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể tùy tiện uống hay sử dụng đâu nhé. Một số người phải tránh hay hạn chế sử dụng thứ lên men này.
Trước tiên, rượu trắng Việt Nam có công dụng hiệu quả trong việc làm đẹp. Vì vậy mà sẽ rất phù hợp với phụ nữ có nhu cầu làm đẹp da, trị nám, tàn nhang và trắng da đó nhé. Bên cạnh đó, nếu có một làn tóc đang bị hư tổn thì bạn cũng có thể chăm sóc với rượu trắng. Bệnh bong gân là bệnh thường xuyên gặp phải. Mẹo hết nhanh là ngâm, xoa bóp, mát xa với rượu trắng.
Món rượu trắng Việt Nam giản dị, chân quê mà lại có tác dụng chữa bệnh tốt vô cùng. Ta có thể uống rượu để chữa một số loại bệnh. Tuy nhiên, nếu mọi người đang bị bệnh gan, bệnh dạ dày thì tuyệt đối không nên sử dụng. Bởi nó chỉ càng làm cho bệnh tình nặng thêm mà thôi.
Rượu trắng tuy ngon, bổ, rẻ nhưng đừng lạm dụng, đừng uống quá nhiều. Rất nhiều người đã uống quá liều và gây ra những tình trạng thương tâm, đáng tiếc. Hơn nữa, cái gì quá cũng không tốt, sẽ gây hại sức khỏe. Hãy dùng theo cách khoa học, lí tưởng như chúng tôi chia sẻ!
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ về món rượu trắng Việt Nam. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn!
Xem thêm:
Chỉ bạn cách ủ rượu trắng ngon chuẩn vị quê hương