Rượu mầm thóc – Đặc sản của người Dao Đỏ

Rượu mầm thóc - Đặc sản của người Dao Đỏ

Rượu mầm thóc là thức rượu đặc sản của người Dao Đỏ được nấu và lên men từ những hạt thóc mầm. Đây là mỹ tửu mà nhất định khi đến với Tây Bắc, bạn nhất định không thể bỏ lỡ. Hương vị rượu ngọt ngào, có vị thanh tao, thơm nhè nhẹ mang đến bạn một cảm giác khoan khoái và dễ chịu vô cùng. Vì thế nên khác với những thức rượu ở miền xuôi khác, rượu mầm thóc uống vào không có cảm giác bị đau đầu hay chóng mặt.

Vậy, rượu mầm thóc là rượu gì? Hãy cùng ruoubatrang.com tìm hiểu, khám phá chi tiết trong bài viết này nhé.

Giới thiệu về thức rượu đặc sản của người Dao Đỏ: Rượu mầm thóc

Rượu mầm thóc - Đặc sản của người Dao Đỏ 1

Dành cho ai có niềm đam mê xê dịch, luôn yêu thích được khám phá về những nét văn hóa độc đáo, mới mẻ của những đồng bào dân tộc phía Bắc nước ta thì chắc chắn không thể bỏ qua rượu mầm thóc. Rượu mầm thóc là mỹ tửu, là đặc sản của người Dao Đỏ. Khách du lịch hằng năm về đây vẫn tấm tắc khen không ngớt lời hương vị này. Song còn mua về làm quà, biếu gia đình bạn bè và người thân nữa.

Rượu được nấu từ những hạt thóc nương tuyển chọn

Thức rượu này được nấu từ những hạt lúa nương đang vào mùa sữa. Khi ấy, hạt lúa nương có đặc điểm là rất dẻo, hương vị thơm ngon, béo ngậy vô cùng tuyệt vời. Lúa nếp nấu rượu mềm thóc phải được thu hoạch, tuyển chọn kỹ lưỡng từ những bước đầu tiên.

Nhà nghề sẽ lên rẫy, thu hái những bông lúa trĩu nặng mang về rồi tuốt thủ công. Mà không phải mùa nào lúa cũng chất lượng, chỉ có hai mùa trong năm mà thôi. Mang lúa phơi khô khoảng chừng từ 5 – 5 nắng ải rồi mới ủ 3 ngày để cho toàn bộ hạt thóc được nứt mầm. Khi mà những hạt thóc bắt đầu có xuất hiện vệt nứt trắng, mầm chồi lên thì đó là thời điểm ta mang thóc đi luộc tốt nhất.

Thóc được nhà nghề cho vào những chảo lớn rồi luộc trong từ 5 – 6 tiếng đồng hồ. Trong quá trình luộc, một điều mà nhà nghề cần hết sức lưu ý đó là lửa phải đều. Nếu như lửa quá lớn thì thóc bị chín sớm và nhanh trào ra ngoài. Còn lửa nhỏ quá thì chất lượng thóc không như ý. Khi những hạt thóc chín đều, người ta mang thóc ra nong lớn cho nguội dần.

Men nấu rượu là men bí truyền có một không hai

Ủ men là nấu rượu mầm thóc là một công đoạn quan trọng không thể thiếu. Thế nhưng men nấu rượu ở đây vô cùng đặc biệt và ít nơi nào có được. Nhà nghề sẽ lấy những quả men lá từ trên gác bếp xuống, cho vào trong cối rồi mới tiến hành giã nhỏ ra.

Hễ mà nói đến men lá truyền thống thì mỗi vùng, mỗi dân tộc sẽ có một phương pháp làm khác nhau. Thế nhưng điểm chung là thành phẩm nấu rượu luôn tốt nhất. Chất lượng rượu thơm ngon, không gây đau đầu.

Khi thóc  nguội dần và có hơi ấm ấm thì nhà nghề cho men đã giã nhỏ vào trộn cùng với thóc. Sau đó thì mới mang đi ủ trong những chiếc xô đựng lớn. Qúa trình ủ thóc, lên men, cho nước ủ phải kéo dài từ 20 – 30 ngày liên tiếp mới đạt chuẩn. Việc ủ này kéo dài hay là ngắn thực tế phụ thuộc vào nhiệt độ của phòng ủ, lượng men để thóc được ngấu ra.

Khi ủ, thóc vì đã nứt mầm rồi nên thức rượu cái sẽ tương đối ngọt hơn so với những món rượu mầm thóc bình thường.

Quá trình chưng cất rượu mầm thóc công phu

Để có được thành phẩm rượu mầm thóc chất lượng thì quá trình chưng cất rượu phải được tiến hành hết sức công phu, Người ta sẽ đặt một chiếc chảo lớn có chứa nước và thức rượu cái mà họ đã ủ. Đặt thêm một cái chõ gỗ đường kính khoảng 80cm vào chảo. Bên trong chỗ gỗ có một hệ thống máng dẫn rượu đi ra bên ngoài. Phía trên cùng là chảo chứa nước lạnh để giúp ngưng tụ rượu mầm thóc đi vào máng.

Đối với mỗi nồi nấu 50kg thì thu được chừng 20 lít rượu 45 độ và 10 lít rượu 30 độ. Rượu đầu và rượu cuối sẽ được nhà nghề trộn chung vào với nhau tùy vào yêu cầu của người mua, người thưởng thức.

Người cao tuổi thường uống rượu nồng độ cao để chống lại cái lạnh giá trên núi Tây Bắc. Uông rượu mạnh như vậy thì mới thấm cho hết hương vị cuộc đời.

Phần kết

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ về rượu mầm thóc – Đặc sản của người Dao Đỏ. Mong rằng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn!

Xem thêm:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *