Quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn xứ Lạng

Quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn xứ Lạng

Đến với quê hương Việt Nam, du khách gần xa sẽ có dịp được thưởng thức bao thứ rượu truyền thống thơm ngon và thượng hạng. Có những thương hiệu chỉ nghe thôi đã thấy thương nhớ, xuyến xao tâm hồn. Xưa, bọn thực dân sang xâm chiếm và chúng đã say bởi hương vị, men rượu nồng nàn của chúng ta. Và chúng tiến hành độc chiếm thị trường Việt, ngân cấm không cho dân ta sản xuất. Trải qua ngần ấy năm, một thời gian lịch sử đằng đẵng dài, nghề nấu rượu vẫn gìn giữ vẹn nguyên những nét đẹp như lúc ban đầu. Bài viết này, ruoubatrang.com sẽ dắt bạn đến với một vùng đất, cùng khám phá quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn – “Đệ nhất danh tửu” xứ Lạng nhé.

Tinh gọn nguồn gốc ra đời của làng nghề rượu Mẫu Sơn

Quê hương Lạng Sơn – Một tỉnh thuộc miền núi phía Đông Bắc Việt Nam là một vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng trứ danh với thức rượu Mẫu Sơn truyền thống thượng hạng. Hễ mà nhắc đến xứ Lạng, người ta lại ấn tượng với những mẫu ruộng bậc thang, hình ảnh hoa Ban nở trắng xóa đẹp tuyệt mỹ. Và chắc chắn không thể thiếu đệ nhất danh tửu, món đặc sản của dân tộc thiểu số người Dao. Hỏi rằng nguồn gốc ra đời của làng nghề rượu Mẫu Sơn là như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Có lẽ không ai có một câu trả lời chính xác, cụ thể. Chỉ biết rằng đã từ xa rất xa, rượu Mẫu Sơn đã vang danh, được nhiều người yêu mến.

Rượu được sản xuất trên độ cao từ 800 cho đến 1000m xét so với độ sâu mực nước biển. Phương pháp nấu và chưng cất truyền thống, công thức mà ông cha truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những nguyên liệu tạo nên hương vị thơm ngon của rượu đó là men thuốc bí truyền. Nhà nghề luôn ủ rượu trên những hang đá mà nơi đây quanh năm gió và rét vô cùng.

Nhớ nhất về làng nghề rượu Mẫu Sơn chắc hẳn là hương vị cay nồng, đậm đà. Ban đầu, mục đích sản xuất rượu chỉ là để làm ấm cơ thể trong cái tiết trời lạnh giá. Sau này thì rượu dần dần phổ biến, được dùng rộng rãi trong những bữa tiệc hay lễ hội lớn trên mọi vùng miền tổ quốc. Hồi trước, rượu cũng không có tên. Nhưng vì để đánh dấu sự gắn liền với đỉnh núi Mẫu Sơn hùng vĩ, lạnh giá đồng thời khẳng định thương hiệu nên mới lấy tên này. Dân quê ở đây ai nấy cũng đều rất tự hào mỗi khi nhắc về đặc sản quê hương.

Quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn xứ Lạng

Quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn xứ Lạng 1
Quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn xứ Lạng

Quy trình sản xuất rượu Mẫu Sơn hết sức công phu và tỉ mỉ. Người Dao có dày dặn kinh nghiệm, có những bí quyết nhà nghề độc đáo trong việc pha chế men rượu. Ở khâu chưng cất, bên cạnh những nguyên liệu như là nước suối, gạo thì thứ không thể nào thiếu đó chính là nấm men. Nấm men nấu rượu Mẫu Sơn đặc biệt nấu làm từ hơn 30 thứ thảo dược quý hiểm, tốt cho sức khỏe. Tiêu biểu nhất phải kể đến trầu.

Khi những thứ thảo mộc này đã được mang từ núi về nhà, người Dao rửa sạch toàn bộ rồi mang đi cắt nhỏ. Song sấy khô, trộn đều cùng nhau, giã nhỏ ra và đun sôi lên. Thành phẩm nước nấm men, nhà nghề dùng cho mục đích ngâm cơm gạo nấu rượu. Tiến trình lên men càng lâu thì thức rượu càng thơm ngon, đậm vị. Kế tiếp là quá trình chưng cất để lấy rượu. Kết quả sau cùng là những chum rượu nguyên chất, màu trong vắt như là nước suối. Khác với những loại rượu thông thường, uống rượu Mẫu Sơn nghe rất thanh, không quá hăng, cay nồng mà cũng không quá nhạt nhòa, gây quên lãng. Hương thơm chủ đạo chính là mùi thơm của thứ thảo dược hái trên núi rừng xứ Lạng.

Nghề nấu rượu không đơn thuần chỉ là nghề kiếm kế sinh nhai của người Dao mà còn là hồn vị, là nét văn hóa đẹp, lâu đời và sống mãi. Nhà nghề nấu rượu bằng tình yêu, lòng nhiệt huyết, cái tâm, cái tầm của mình.

Kết luận

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về quy trình sản xuất của làng nghề rượu Mẫu Sơn. Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với tất cả mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ!

Xem thêm:

Ghé thăm làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *