Nghề nấu rượu gạo – Tinh hoa dân tộc Việt!

Nghề nấu rượu gạo - Tinh hoa dân tộc Việt!

Rượu gạo – Một thức rượu truyền thống thơm ngon, thượng hạng, là tinh hoa của dân tộc Việt. Những đứa con có thể lớn lên, trưởng thành, đi khắp muôn nơi và thưởng bao rượu loại quý, đắt đỏ. Nhưng kì thực không gì có thể sánh bằng hương vị thân thương nhà làm, thực sự gần gũi và gắn bó. Đó là hương lúa còn thơm mùi sữa trên đồng quê do bàn tay cha, tay mẹ cày cấy. Là quá trình lên men hoàn chỉnh, ủ một cách công phu và kĩ lưỡng. Rượu không đơn thuần là thức uống mà nó còn chính là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt. Vậy, hãy cùng ruoubatrang.com khám phá nhiều điều thú vị về nghề nấu rượu gạo trong bài viết này nhé.

Đôi nét lịch sử tinh gọn về nghề nấu rượu gạo Việt Nam

Nghề nấu rượu gạo - Tinh hoa dân tộc Việt! 1
Đôi nét lịch sử tinh gọn về nghề nấu rượu gạo Việt Nam

Nói về lịch sử nghề nấu rượu gạo Việt Nam, đó quả thực là một chặng hành trình dài, gian nan và nhiều sóng gió. Sự xuất hiện, phát triển của rượu Việt chính là một phần trong lịch sử đồ uống có cồn của thế giới. Tiền bối láng giềng là người Trung Hoa cổ đại. Theo sử sách ghi chép, sau khi đánh bại quân Mông Cổ, toàn bộ linh lính Trung Quốc đã tụ tập lại cùng nhau và ăn mừng chiến thắng bằng một thức uống thần kì. Không xa lạ, đó là thức uống được lên men từ gạo. Bọn chúng uống tới tấp, uống say sưa mà không hề nhận ra rằng, đó chính là nền móng của nền văn minh nhân loại!

Đến tận đầu thế kỉ 12, thời kì chiến tranh xâm lược nhà Minh. Đây là thời kì mà hàng loạt các lĩnh vực như chế tạo vũ khí, khoa học kĩ thuật, nông nghiệp và nấu rượu được truyền bá, lan tỏa một cách mạnh mẽ. Tất nhiên, Việt Nam chúng ta đã có những bước ban đầu tiếp thu rượu từ vùng đất đại lục. Từ đó đã tiến hành nấu rượu theo phương pháp cổ truyền, cho ra đời những chum rượu gạo thơm ngon thượng hạng. Dấu ấn văn hóa của dân tộc này thực đáng tự hào. Những mẻ rượu đầu tiên xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng. Bởi lẽ đây chính là vựa lúa lớn nhất trên toàn bộ khu vực châu Á.

Nhà nghề nấu rượu gạo truyền thống nấu bằng tất cả tâm huyết, tình yêu của mình. Gạo sau khi đã được lên men, trải qua chưng cất hoàn chỉnh thì được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Tiêu biểu nhất lúc bấy giờ là lợn. Nhờ vậy mà thu về được một phần lợi ích kinh tế đáng kể cho bà con nơi đây. Ngày nay, nghề nấu rượu gạo truyền thống vẫn giữ vẹn nguyên những nét đẹp như lúc ban đầu. Đó là điều thực sự ý nghĩa. Rượu là thức uống tốt cho sức khỏe, được ưa chuộng trong mọi tầng lớn. Thời phong kiến xưa, rượu gạo rất được lòng vua chúa, hoàng tộc. Và đặc biệt hơn cả chắc chắn đó phải là rượu làng nghề Phú Lộc. Rượu gạo ở đây thơm nức tiếng gần xa, ngon đến nỗi chẳng gặp một chút khó khăn gì trong giai đoạn cấm sử dụng rượu dưới triều nhà Nguyễn.

Nghề nấu rượu truyền thống – Đất nước Việt Nam và lúa gạo

Nghề nấu rượu gạo - Tinh hoa dân tộc Việt! 2
Nghề nấu rượu truyền thống – Đất nước Việt Nam và lúa gạo

Sự kết hợp hoàn hảo giữa thức lúa mạch cùng quá trình lên men hoàn hảo đã tạo nên những chum rượu chất lượng tuyệt vời. Hạt gạo làng quê đã đặt nền móng cho nền văn minh nhân loại châu Á. Những cây lúa nhỏ bé đầu tiên bên các dòng sông đã nuôi sống con người. Dân chúng ta đến nguồn cội chất men rồi chìm trong mê đắm những nền văn minh lâu đời kéo dài hàng ngàn năm lịch sử.

Ông cha ta có câu: “Vô tửu bất thành lễ”. Câu này có ý nghĩa rằng: Các nghi thức quan trọng như là ma chay hay cưới hỏi nếu để thiếu đi chén rượu thì nhất định sẽ không thành. Điều đó cho thấy vị thế của rượu nói riêng và lúa gạo nói chung trong văn hóa người Việt là hết sức quan trọng. Những dịp lễ Tết hằng năm, dù bàn tiệc có mâm cao, cỗ đầy, đắt giá đến đâu cũng không quên dâng lên tổ tiên những ly rượu gạo truyền thống. Thậm chí ở những vùng nông thôn, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì phải chuẩn bị cút rượu trên bàn thờ. Bằng không sẽ bị tổ tiên quở trách!

Nghề nấu rượu gạo đã trải qua một thời gian đằng đẵng dài, có bắt đầu, có khó khăn nhưng chưa bao giờ là đánh dấu cho sự kết thúc. Nét đẹp ấy vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người Việt. Thức rượu quê dân dã, thơm ngon mà đậm tình!

Kết luận

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về nghề nấu rượu gạo – Tinh hoa dân tộc Việt. Hi vọng thông tin trong bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ!

Xem thêm:

7 bước nấu rượu trắng Việt Nam theo phương pháp truyền thống

Uống rượu trắng và mật ong có tốt không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *