Nếu có dịp được ghé thăm các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những thức rượu thơm ngon đặc biệt. Mỗi thức rượu đều mang một dấu triện, đặc trưng hương vị riêng của mỗi một vùng miền. Và về với Bắc Giang, nhâm nhi, thưởng thức tách rượu làng Vân, chắc hẳn bạn sẽ thương nhớ cái vị đậm đà, êm dịu với hương thơm cay mà nồng. Điều này chỉ có được ở “mỹ tửu” làng Vân, không đâu trộn lẫn! Vậy bạn đã hiểu gì về mỹ tửu nổi tiếng trứ danh này? Hãy cùng ruoubatrang.com khám phá làng Vân – Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam để hiểu nhiều hơn nhé.
Làng Vân – Làng nghề nấu rượu truyền thống tự lâu đời
Thức rượu làng Vân nổi tiếng gần xa với hương vị tuyệt mĩ. Thưởng một lần là nhung nhớ, xao xuyến mãi không thôi. Trải qua bề dày lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, dữ nước, rượu làng vẫn gìn giữ vẹn nguyên những nét đẹp như lúc ban đầu. Nay ngày một phát triển và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt. Phỏng vấn nhà nghề nấu rượu, để có được những chum rượu Vân thơm ngon đúng độ, trước tiên phải cẩn trọng, tinh tế từ khâu tuyển chọn nguyên liệu. Nhà nghề sử dụng những hạt gạo nếp cái hoa vàng có độ chín vừa đủ. Tuyệt đối không tuyển chọn gạo còn non hay là thu hoạch khi lúa có hiện trạng bị đổ.
Mỗi một hạt gạo phải đảm bảo đủ độ mọng, căng tròn và vàng. Loại bỏ hết hạt lép. Men rượu để tiến hành ngâm ủ và lên men cũng là một bí quyết của nhà nghề làng Vân. Men được sử dụng là men chứa 35 vị thuốc Bắc cực kì bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thường thì rượu làng Vân sau khi nấu xong vẫn chưa thể dùng ngay. Thay vào đó, nhà nghề đựng trong những chiếc chum sành rồi mang đi hạ thổ. Họ đặt trong hầm, đồng thời bảo quản ở mức nhiệt độ từ 28 cho đến 30 độ là lí tưởng nhất. Ủ khoảng chừng 2 tuần thì rượu mới ngậm vị hoàn toàn. Khi rót ra, hương thơm đặc trưng lan tỏa, ngửi qua phảng phất là biết ngay rượu làng Vân.
Rượu làng Vân nay đã tồn tại lâu đời, trải qua hàng ngàn thế kể. Thương hiệu rượu đi khắp tứ phương, cho vạn vạn người có cơ hội thưởng thức. Nghề nấu rượu không đơn thuần chỉ là nghề kiếm kế sinh nhai, mà còn chính là hồn vị của làng, Đó chính là hương vị đậm đà, cái mùi thơm thực thanh khiết. Chỉ cần uống một ngụm, nhấp một ly đã thấy lựng lên rất nồng nàn. Giống như là ai vừa mới cởi áo cho cái chỏ xôi nếp cái ở đằng kia. Thưởng rượu mà cảm giác êm ru như là đang đi vào trong giấc mộng vậy!
Rượu làng Vân – Thức rượu tiến dâng Vua
Xưa, tương truyền ở dưới những triều đại phong kiến, rượu làng Vân đã vinh dự là thức rượu được tiến cung dâng Vua. Rượu thường xuyên góp mặt trong những bàn ăn của các buổi yến tiệc lớn, linh đình của vua chúa, các quan lớn trong triều đình. Theo sử sách thì năm Chính Hòa thứ 24, có nghĩa là năm 1703, rượu truyền thống làng Vân đã được nhà vua Trần Hy Tông ban cho bốn chữ vàng. Đó là “vân hương mỹ tửu’. Chính vì thế mà ngày nay, ở trên cổng vào làng Vân khắc tạc 2 câu đối rằng:
“Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc
Chiến công như nguyệt rạng trời Nam”
Thực là một quá khứ lịch sử oai hùng đáng tự hào và lấy đó để làm động lực, ngày một phát triển và thăng tiến. Hơn cả thế kỉ qua, rượu làng Vân có mặt khắp muôi nơi từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, rượu còn được xuất khẩu ra nước ngoài, đông đảo bạn bè quốc tế say mê, ủng hộ hết lòng. Bởi từ thời Pháp thuộc xưa, rượu đã được Phông – ten – Một hãng rượu Pháp sử dụng để làm rượu cốt cho mục đích pha chế. Nhiều lần rượu đoạt giải trong những kì đấu xảo.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về làng Vân – Làng nghề nấu rượu truyền thống. Nếu có dịp được về với Bắc Giang, chắc chắn mọi người đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng món rượu trứ danh này nhé. Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ!
Xem thêm:
Nghề nấu rượu gạo – Tinh hoa dân tộc Việt!