Khám phá quy trình nấu rượu làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống

Khám phá quy trình nấu rượu làng Vọc - Làng nghề nấu rượu truyền thống

Về Hà Nam, khách du lịch gần xa đổ xô nhau thưởng thức món rượu nổi tiếng làng Vọc. Nghe đến đây, nhiều người cứ nghĩ chắc hẳn đó phải là thứ rượu xa hoa, sang trọng nhưng thực tế đó chỉ là rượu trắng cổ truyền mà thôi. Làng Vọc chính là một trong số những làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam. Rượu ở đây được nấu từ những hạt gạo tinh túy, được chắt lọc cẩn thận, tỷ mỉ kết hợp cùng quá trình lên men hoàn hảo. Dưới bàn tay của nhà nghề giàu kinh nghiệm, có tâm, có tình, những chum rượu thơm ngon thượng hạng ra đời. Thưởng những chén rượu có mùi thơm nồng, uống vào cứ thấy êm êm, dễ chịu, có chút tê nơi đầu lưỡi. Vậy, quy trình sản xuất rượu làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống này thế nào? Hãy cùng ruoubatrang.com khám phá ngay.

Quy trình nấu rượu làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam

Khám phá quy trình nấu rượu làng Vọc - Làng nghề nấu rượu truyền thống 1
Quy trình nấu rượu làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam

Bước 1: Nấu cơm

Nấu rượu Vọc về cơ bản cũng giống như những thức rượu khác. Bước đầu tiên quan trọng không thể thiếu là nấu cơm. Nhà nghề tuyển chọn những hạt gạo thơm ngon, còn thơm mùi sữa trên cánh đồng vào ngâm trong nước lạnh. Thời gian ngâm nước thường là từ 4 đến 6 tiếng rồi sau đó mới cho vào nồi nấu sôi lên. Lúc cơm chín, ta bới cơm ra nong rồi trải dàn đều. Tuyệt đối không để cho cơm bị dính cục lại vào nhau. Đợi khoảng một chút, khi sờ tay vào có cảm giác thấy cơm ẩm ẩm, nguộn hẳn thì mới rắc men lên nhé.

Bước 2: Tiến hành chuẩn bị men làm rượu

Một lưu ý hết sức quan trọng đó chính là muốn nấu rượu làng Vọc thơm ngon, chuẩn vị thì tuyệt đối không dùng men tàu. Men tàu độc, khi ăn hay uống sẽ khiến cho mọi người cảm thấy nhức đầu, thậm chí bị ngộ độc, rất gây hại cho sức khỏe về lâu dài. Lượng men chuẩn là 1 lậng men đối với 1kg gạo. Do đó, khi nấu 5 kg gạo thì ta chỉ cần sử dụng khoảng 1/2kg gạo là hợp lí. Khi đã cân đủ men rồi, nhà nghề cho toàn bộ vào cối và dã mịn. Bột men càng nhỏ thì càng tuyệt vời. Nhưng nếu có các dụng cụ hỗ trợ như máy say sinh tố thì sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn đó.

Trong quá trình rắc men, trước hết phải kiểm tra độ nóng của cơm. Nếu cơm còn nóng mà rắc thì men sẽ bị chết. Nhưng nếu cơm đã quá nguội thiu rồi thì men có nguy cơ làm hỏng cơm, chất lượng rượu đi xuống. Do đó, độ rắc men tốt nhất là khi cơm còn ấm ấm. Bí quyết cho mọi người đó là chia men thành 2 phần. Một phần ta dùng rắc đều mặt trước nhằm đảm bảo men phủ kín cơm. Sau đó ta mới tiếp tục lật phía dưới, rắc phần men còn lại. Bởi vì cơm nếp có xu hướng dính cục vào nhau, do đó đây là phương pháp hiệu quả hơn cả.

Tiếp theo ta ủ cơm. Men đã rắc xong thì cho cơm vào trong chum hoặc hũ đều được. Dùng bằng đất lung hoặc là thủy tinh, tuy nhiên chỉ chứa chừng 2/3 dung tích của hũ và đậy kín lại. Sau chừng 3 đến 4 ngày, khi ấy rượu sẽ dậy nước. Nếu làm đúng như trên thì mùi rượu sẽ rất thơm!

Khi ủ cơm vào mùa đông, phải đảm bảo giữ ẩm cho hũ cơm. Nhưng nếu tiết trời càng nóng nực, cơm rượu càng nhanh chính. Thường thì ở những vùng cao, nhiệt độ thấp các nhà nghề để hũ cơm rượu ở vị trí gần bếp với mục đích ủ nóng.

Bước 3: Bắt đầu nấu rượu

Quy trình nấu rượu làng Vọc - Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam 2

Ta sẽ nấu rượu bằng nổi đã chuẩn bị sẵn. Đó là nồi đất nung, nếu không có thì hãy sử dụng nồi đồng. Rượu ủ chừng 1 tuần là đủ cho cơm nếp lên men và ra nước cốt thơm ngon. Nhà nghề bấy giờ múc toàn bộ nước cốt lẫn cái cho vào trong nồi và tiến hành chưng cất. Nếu trong quá trình này, ta dùng các loại nồi chất liệu khác thì rượu sẽ không ngon, có mùi lạ cực kì khó uống.

Nồi rượu sôi, ta nhanh chóng giảm bếp, nhỏ lửa để rượu được chảy ra từ từ. Việc đun bếp quá lớn sẽ khiến phi rượu lúc uống vào có mùi khét đó nhé.

Kết luận

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về quy trình sản xuất rượu làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống. Hi vọng những thông tin trong bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Giúp mọi người hiểu nhiều hơn về thức rượu dân tộc mà mình yêu thích. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công.

Xem thêm:

Khám phá nghề nấu rượu vùng “Mẫu Sơn” – Đệ nhất danh tửu xứ Lạng

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *