Rượu mầm thóc là thức rượu đặc sản thơm ngon, nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc. Nhà nghề nấu rượu là những người giàu tâm huyết, kinh nghiệm, luôn đặt tình cảm của mình vào trong mỗi chum rượu làm ra. Thưởng rượu, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngọt của hương lúa sữa, mùi dễ chịu và đặc biệt không gây đau đầu hay chóng mặt.
Vậy làm thế nào để bà con có thể tạo nên thức mỹ tửu tuyệt vời này? Hãy cùng khám phá cách nấu rượu mầm thóc nguyên chất, thượng hạng trong bài viết hôm nay nhé.
Chia sẻ cách nấu rượu mầm thóc chuẩn vị núi cao Tây Bắc
Mỗi năm đều có hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch vùng núi cao Tây Bắc. Và có một điểm chung là tất cả mọi người đều rất yêu mê hương vị rượu mầm thóc này. Cách nấu rượu mầm thóc ngon chuẩn vị của nhà nghề không phải ai cũng biết được. Họ sẽ tiến hành nấu rượu bằng công thức bí truyền. Song, sự khác biệt độc đáo còn nằm trong chính khâu chuẩn bị dụng cụ.
Nếu bạn quan tâm về cách nấu rượu mầm thóc, có thể tham khảo thông tin mà Rượu Ba Trăng chia sẽ ngay sau đây:
Chuẩn bị dụng cụ để nấu rượu mầm thóc
Nếu như kỹ thuật nấu rượu truyền thống chỉ cần sử dụng một chiếc nồi thủ công hay nồi bằng điện thông thường thì nấu rượu mầm thóc cần chuẩn bị nhiều hơn thế. Bao gồm:
- Bếp: Bếp tự đắp bằng đất nung.
- Hai chiếc chảo gang với kích cỡ lớn: 1 chảo để dùng đun phía dưới, 1 chảo để dùng nhưng tụ ở bên trên.
- Thùng đun cách thủy sẽ được làm bằng chất liệu lõi các cây gỗ lớn và khoét rỗng ở bên trong. Đường kính lý tưởng là từ 60 – 70cm, chiều cao chừng 1m.
- Một ống dẫn rượu được làm bằng chất liệu gỗ như máng thuyền.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu rượu mầm thóc
- Thóc nấu rượu mầm thóc phải được tuyển chọn và sàng lọc một cách kỹ lưỡng. Cụ thể, đây là những hạt thóc được đồng bào dân tộc vùng núi cao Tây Bắc tự trồng, tự chăm sóc trên những thửa ruộng bậc thang. Những hạt thóc trúng tuyển chín vàng, hạt to tròn và cực kỳ chắc mẩy.
- Men nấu rượu được pha chế từ những loại thảo dược quý thu hái trong rừng sâu về. Người dân tộc sẽ chỉ lấy lá để làm men bí truyền vào 2 ngày đó là Tết Thanh Minh và Cốc Vũ. Họ quan niệm rằng đây là 2 ngày mà lá có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhất. Song, khi chế biến, nấu rượu mầm thóc thì hương vị sẽ thơm ngon, đậm đà hơn nhiều.
Cách nấu rượu mầm thóc
- Lúa khi gặt về thì tuốt lấy hạt thóc. Loại bỏ đi những hạt lép, kém chất lượng và chỉ giữ lại hạt chín vàng, chắc mẩy.
- Cho toàn bộ thóc nấu rượu vào trong một chiếc rổ lớn, rửa thật sạch rồi mang đi luộc. Hãy chú ý đến ngọn lửa. Khi bắt đầu sôi đều thì hãy đun nhỏ lửa, dùng đũa đảo liên tục để thóc được chín đều. Tuyệt đối không lơ lờ tránh bị nát, sượng hay khê cháy thóc.
- Khi thóc đã chín ta đổ tất cả ra nia. Dàn cho thật mỏng thì sóc sẽ nhanh nguội. Trong quá trình đợi thóc nguội thì nhà nghề mang men rượu đi giã tạo thành hỗn hợp bột mịn.
- Thóc nguội thì ra rắc men lên, đảo cho ngấm đều và cho hỗn hợp vào chum ủ. Thời gian ủ hợp lý từ 15 – 30 ngày. Kinh nghiệm là ủ càng lâu thì chất lượng rượu mầm thóc sẽ càng thơm ngon.
- Chưng cất rượu: Nước dùng chưng cất rượu mầm thóc là nước lấy về trong khe núi hay khoan sâu dưới lòng đất. Nguồn nước ngọt tinh khiết, mát lành.
- Ở phía trên chõ, nhà nghề đặt một chiếc chảo đựng đầy nước lạnh để giúp hơi rượu ngưng tụ và bay lên. Khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ và chảy ra theo đường ống gỗ dẫn rượu.
- Vít các khe hở rồi mới châm lửa đun rượu. Canh ngọn lửa cháy lớn cho đến lúc rượu bắt đầu ra thì mới điều chỉnh về mức vừa phải. Chú ý hãy thay nước lạnh thường xuyên để nước không bị nóng.
- Mỗi mẻ rượu mầm thóc thường nấu từ 2 – 3 giờ. 30 kg thóc chưng cất được chừng 15 lít rượu nặng, 5 lít rượu nhẹ.
Phần kết
Vậy mà ruoubatrang.com đã chia sẻ đến bạn cách nấu rượu mầm thóc chuẩn vị núi cao Tây Bắc. Hi vọng bạn sẽ sơm có cơ hội được thưởng thức đặc sản mỹ tửu này nhé.
Xem thêm: