Nghề nấu rượu thóc Lào Cai

Nghề nấu rượu thóc Lào Cai

Nghề nấu rượu thóc Lào Cai đã có tự lâu đời và những năm gần đây, nghề đang dần được khôi phục, phát triển, mở rộng trở lại. Thức rượu đặc sản, thơm ngon này được tộc người Dao Đỏ nấu chủ yếu trên huyện Bát Xát, Sa Pa. Thưởng rượu lần đầu, bạn sẽ cảm thất say mê bởi hương thơm đậm đà của hạt thóc nương và men lá bí truyền. Nồng độ rượu thóc Lào Cai tương đối cao, vậy mà khi uống vào vẫn cảm thấy dịu êm, không bị đau đầu hay chống mặt.

Vậy nghề nấu rượu thóc Lào Cai của người Dao Đỏ có gì đặc biệt? Cùng ruoubatrang.com tìm hiểu chi tiết, cụ thể trong bài viết này nhé.

Huyện Bát Xát – Cái nôi của nghề nấu rượu thóc Lào Cai

Cho những ai chưa biết thì Bát Xát chính là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Xưa nay, huyện Bát Xát đều có vai trò quan trọng, đảm nhận vị trí chiến lược trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế của Lào Cai.

Tổng số xã trong huyện Bát Xát là 22 và mỗi xã như vậy sẽ có những nghề truyền thống khác nhau. Thế nhưng trong đó, nghề nổi bật và được du khách gần xa quan tâm nhiều nhất đó là nghề nấu rượu thóc của xã Nậm Pung, Ý Tỷ và Bản Xèo.

Thú thực chỉ ai được uống rượu thóc Bát Xát rồi mới biết, rượu chất lượng và thơm ngon vô cùng. Thế nhưng so với những thức rượu khác thì rượu thóc Bát Xát vẫn chưa được biết đến quá nhiều. Do thị trường tiêu thụ rượu bị hạn chế vì giao thông đi lại, rất khó để xây dựng tên tuổi, thương hiệu.

Thế nên đúng ra, thị trường của rượu thóc Bát Xát nơi đây hầu hết vẫn là phát triển trên huyện Sa Pa. Sa Pa là địa danh đẹp hằng năm thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước.

Sa Pa chính là thị trường kinh doanh lớn nhất của rượu thóc Lào Cai

Nghề nấu rượu thóc Lào Cai 1

Bạn nghĩ gì về một cuộc sống ở Sa Pa? Có lẽ không ít người đã có cơ hội đến tham quan và khám phá điểm du lịch nổi tiếng này. Ngày nay, hệ thống đường cao tốc ở Sa Pa đã rất phát triển và những du du lịch đã mọc lên ở Sa Pa rất nhiều. Và có thể nói đây chính là thị trường màu mỡ, thị trường tiềm năng để phát triển những thương hiệu rượu truyền thống dân tộc, tất nhiên không thể thiếu rượu thóc.

Rượu thóc Lào Cai ở Sa Pa thì tương đối ít bản nấu. Có lẽ nổi tiếng nhất phải là ở xã Thanh Kim. Rượu thóc ở Thanh Kim được nấu bởi người dân tộc Dao, nằm ngay ở dưới chân núi Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ.

Rượu Thanh Kim mỗi năm lượng sản xuất để bản ra không quá nhiều, song chất lượng cũng không có gì đặc biệt để thu hút khách du lịch. Đa số họ phát triển nghề nấu rượu cùng phát triển du lịch cộng đồng mà không chuyên vào một mảng nào cụ thể.

Lên Sa Pa, trong những cửa hàng bán rượu thì rượu thóc Lào Cai được trưng bày và bán ra rất nhiều. Ví dụ như là rượu thóc Sim San Bản Xèo, rượu thóc San Lùng Y Tý, rượu thóc của xã Nậm Pung,… Phải nói rằng rượu thóc Lào Cai vôc ùng phong chú về chủng loại. Nhưng chủ chốt vẫn ở chỗ chất lượng không có thức rượu thóc nào ngon bằng, nếu nói ngon nhất thì chắc là rượu San Lùng.

Trước đây, rượu thóc Lào Cai chủ yếu được nấu bằng những hạt thóc giống của địa phương. Tuy nhiên cuộc sống ngày một phát triển và để đáp ứng mục đích kinh doanh thì đồng bào người Dao Đỏ đã thay thế những loại lúa lai khác. Cụ thể như là LC 70, LC 212, Nhị ưu 838. Do đó, nếu bạn muốn sở hữu những lít rượu thóc Lào Cai thơm ngon, đậm vị thì tốt nhất hãy đặt riêng theo đơn hàng của bạn. Như vậy thì chất lượng rượu sẽ tuyệt vời hơn.

Với chính sách của tỉnh Lào Cai thì nghề nấu rượu thóc dần trở thành nghề chính, mang lại nguồn kinh tế chủ đạo của tộc người Dao. Bà con nơi đây luôn chú trọng đầu tư về chất lượng để mang đến những hương vị đỉnh cao nhất phục vụ mọi người.

Phần kết

Và trên đây là toàn bộ những chia sẻ của ruoubatrang.com về nghề nấu rượu thóc Lào Cai. Hi vọng bài viết này là bổ ích và ý nghĩa cho mọi người. Nếu có dịp lên Sa Pa, nhất định phải thưởng thức đặc sản có một không hai này nhé !

Xem thêm:

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *