Rượu gạo là thức rượu quê truyền thống mang hương vị thơm ngon và đậm đà tình nghĩa. Xưa nay, nhà nghề nấu rượu vẫn luôn trung thành với phương pháp nấu thủ công trên bếp củi do ông cha ta để lại. Tuy nhiên sự thực thì dù cho quy trình nấu rượu có diễn ra kỹ càng, cẩn thận đến mấy thì đôi khi thành phẩm vẫn sẽ chứa một lượng cặn nhất định. Điều đó khiến rượu gạo bị đục, không thể đạt tiêu chuẩn để đóng chai. Vậy thì tại sao rượu gạo bị đục? Cách làm rượu trong như thế nào cho đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả tốt nhất? Cùng chúng tôi khám phá, tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Tại sao rượu gạo bị đục?
Rượu gạo luôn là thức uống được nhiều du khách gần xa ưa chuộng, yêu thích khi đến với Việt Nam. Minh chứng rõ nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, bọn Pháp đã dùng mọi thủ đoạn, chính sách để ngăn không cho dân ta nấu rượu. Bằng mọi cách chiếm lĩnh thị trường rượu bởi chúng say mê hương vị rượu gạo do bàn tay của những nhà nghề giàu tâm huyết nấu. Trải qua một thời gian đằng đẵng dài, ngày hôm nay nghề nấu rượu truyền thống vẫn phát triển một cách mạnh mẽ.
Vậy đi vào chủ đề chính: Tại sao rượu gạo bị đục? Vấn đề này thực sự rất ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Chúng tôi sẽ giải thích đơn giản như sau. Rượu đục là tình trạng mà trong rượu vẫn đang còn tồn đọng nhiều tạp chấp và cặn váng. Với rượu gạo, rượu nếp hay rượu bắp thì cặn váng sẽ xuất hiện nhiều nhất do bỗng rượu. Do rượu được tiến hành đun nấu theo phương pháp thủ công nên nhà nghề khó mà kiểm soát hoàn toàn được ngọn lửa. Nếu chúng ta vô tình để cho lửa quá lớn thì sẽ khiến bỗng rượu trào cuốn lên đường ống. Từ đó thành phẩm sẽ có hiện trạng bị đục.
Riêng với rượu ngâm thì việc rượu bị đục lại chiếm một tỉ lệ lớn hơn. Nguyên nhân cũng xuất phát từ cặn váng. Các vật ngâm này sẽ tạo nên hiện tượng các đám mây vẩn vơ và lơ lửng trên không. Đó là nơi sẽ diễn ra quá trình kết quả và bám lắng của rất nhiều các hợp chất, tất nhiên không thể thiếu được chất béo. Nếu xét lâu dài thì cặn váng không chỉ làm giảm sút tính thẩm mỹ của rượu mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm nữa. Cho những ai chưa biết thì thành phần chính trong cặn váng là tạp chất hữu cơ và các protein. Do đó mà chúng sẽ phân hủy theo thời gian, rượu chua và có mùi rất khó chịu. Thưởng rượu sẽ có trải nghiệm không tuyệt vời như mong đợi.
Bí quyết làm trong rượu hiệu quả
Tiến hành chưng cất lại
Một trong những bí quyết để xử lý vấn đề rượu gạo bị đục đấy là tiến hành chưng cất lại. Tuy nhiên cách này chỉ có thể áp dụng được ngay khi vừa mới nấu rượu xong mà thôi. Ta chỉ việc đổ rượu đục vào, thực hiện chưng cất là được. Muốn tiết kiệm thời gian, thay vì dùng nồi nấu thủ công trên than củi thì ta hãy thay bằng nồi nấu rượu chạy bằng điện. Sử dụng sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn kiểm soát điện một cách chính xác, không lo bị sục tràn hay khê cháy.
Tiến hành lọc rượu
Hoặc không, bạn có thể tham khảo cách làm này: Lọc rượu. Lọc rượu là phương pháp được nhiều nhà nghề lựa chọn bởi mang đến hiệu quả tối ưu và đặc biệt tiết kiệm công sức. Ngày nay, khi công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì ta hoàn toàn có thể đa dạng hóa hình thức lọc rượu. Có thể lọc rượu bằng cát, bông lọc, than hoạt tính hay là máy lọc chuyên dụng.
Thế nhưng, đối với lọc rượu truyền thống theo tôi không mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Hơn nữa còn mất thời gian mà chất lượng lại chẳng là bao. Rượu có thể sẽ bị mất màu, mất mùi bởi bị ảnh hưởng từ các loại vật liệu học. Vì thế hãy áp dụng những phương pháp hiện đại hơn như máy lọc rượu, máy lọc khử độc tố,.. nhé.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về chủ đề rượu gạo bị đục. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn.
Xem thêm:
Nghề nấu rượu gạo – Tinh hoa dân tộc Việt!