Đến với quê hương Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều hương vị đặc sản khác nhau. Đặc biệt phải kể đến thức rượu trắng truyền thống thơm ngon, thượng hạng. Thức rượu được nấu và chưng cất theo phương pháp cổ truyền ông cha để lại. Những làng nghề nấu rượu được dâng tiến lên Vua quả thực là một niềm vinh hạnh, tự hào rất lớn cho thế hệ con cháu sau này. Trải qua bề dày lịch sử mấy ngày năm, các bước nấu rượu gạo truyền thống Việt Nam ngon, đậm vị vẫn được gìn giữ, vẹn nguyên, tròn vẹn nét bản sắc dân tộc. Vậy hãy cùng ruoubatrang.com khám phá để hiểu nhiều hơn nhé.
Chia sẻ các bước nấu rượu gạo truyền thống Việt Nam đơn giản, chất lượng
Bước 1: Tiến hành nấu cơm rượu gạo
Bước cơ bản đầu tiên trong quy trình các bước nấu rượu gạo truyền thống đó là ngâm gạo. Nhà nghề lựa chọn, chắt lọc những hạt gạo tinh túy, chắc mẩy và căng tròn để nấu rượu. Hãy ngâm toàn bộ gạo chọn được trong khoảng từ 30 cho đến 40 phút. Mục đích là để gạo trương nở, tránh hiện tượng bị vón cục khi ta nấu rượu.
Bí quyết đơn giản nhất cho những ai muốn làm món rượu truyền thống này đó là chỉ cần nấu như là cơm ăn thường ngày. Tuyệt đối không nên để cho cơm bị sống, hạt gạo chính chưa đều. Riêng cơm bị nhão (hơi ướt) ta có thể dùng được tiếp cho quá trình lên men sau này.
Bước 2: Phối trộn men
Sau khi cơm rượu đã được làm nguội về một nhiệt độ an toàn nhất định, thường là từ 30 cho đến 32 độ c thì ta hãy cho men vào để phối trộn nhé. Tùy vào công thức, kinh nghiệm của mỗi làng nghề mà cách lựa chọn men sẽ khác nhau. Có nơi chọn men bí truyền, có nơi chọn men 36 vị thảo dược quý, nơi dùng thêm lá rừng tạo nên một hương vị hết sức đặc trưng. Tuy nhiên tỷ lệ men phải căn chỉnh lại. Thông số trung bình để mọi người tham khảo là 25 đến 28 gam men đối với 1 kg gạo.
Bước 3: Lên men và ủ cơm rượu
Thường thì quá trình lên men đối với rượu truyền thống cao độ sẽ là 2 lần. Có làng nấu rượu nhẹ thì sẽ giảm bớt. Đầu tiên, ta tiến hành lên men hở. Sau khi đã trộn men vào thiết bị lên men, ta giữ nhiệt độ ở một mức thích hợp, lý tưởng. Tiếp theo là quy trình lên men kín. Sau khi đã lên men kín xong, cho thêm vào chỗ cơm rượu thu được khoảng chừng 2 cho đến 3 lít nước đối với 1 kg gạo đem nấu. Thời gian lý tưởng để thực hiện lên men lỏng khoảng 3 cho đến 4 ngày. Dịch rượu thu được mang đi chưng cất ở bước 4.
Bước 4: Chưng cất rượu
Đây là bước cuối cùng trong toàn bộ các bước nấu rượu gạo truyền thống Việt Nam. Sau khoảng thời gian lên men thì dịch rượu sẽ được mang đi chưng cất. Ta chia thành ba đợt chính. Đợt đầu tiên, nhà nghề thu được một lượng rượu có nồng độ cồn cao, khoảng từ 55 đến 65 độ được gọi là rượu gốc. Thực tế thì đợt đầu tiên này hàm lượng andehyt trong rượu rất cao. Người dùng nếu sử dụng nhầm sẽ rất dễ bị ngộ độc, gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đợt thứ hai ta thu được lượng rượu có nồng độ cồn từ 35 cho đến 45 độ. Đây hay còn được gọi là rượu giữa. Nhà nghề lấy rượu này làm thức rượu chính cung ứng ra thị trường bên ngoài.
Đợt cuối cùng chính là đợt quan trọng nhất, rượu chưng cất còn lại được gọi là rượu ngon. Nồng độ lượng rượu này thấp, có vị chua và mùi không còn quá thơm thơm nữa. Tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất, người nấu rượu lấy nhiều hay ít lượng rượu này. Họ sẽ tiến hành pha cùng với lượng rượu gốc nhiều chất andehyt ban đầu để tạo nên thành phẩm rượu thơm ngon, thượng hạng đưa đến tay người tiêu dùng đó nhé!
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về các bước nấu rượu gạo truyền thống Việt Nam. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với tất cả mọi người. Những bước này về cơ bản dễ làm, dễ thực hiện. Chỉ cần chúng ta có sự tinh tế, tỉ mỉ, đặt tình cảm, tâm huyết của mình vào đó sẽ thành công. Cuối cũng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ!
Xem thêm:
Ghé thăm làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam