Về xứ Lạng nhớ thưởng rượu làng Mẫu Sơn thơm ngon, thượng hạng. Rượu làng nghề nơi đây được nấu và chưng cất theo phương pháp cổ truyền, đặc biệt có màu trong vắt hệt như là nước suối. Khác với nhiều thứ rượu khác, rượu xứ Lạng rất êm dịu, vị lại đậm đà, không quá cay nồng thế nhưng cũng không quá nhạt nhẽo. Ngậm một chút rượu thôi cũng đủ khiến cho du khách gần xu thương nhớ, xuyến xao đêm ngày. Ai nấy cũng đều mua về làm quà, biếu cho gia đình, những người thân yêu. Nét đặc trưng trong hương vị của rượu Mẫu Sơn đó là cái thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi. Vậy, hãy cùng ghé thăm làng nghề rượu Mẫu Sơn trong bài viết này nhé.
Làng nghề rượu Mẫu Sơn được nấu từ một loại men bí truyền
Khám phá từng tỉnh thành trên đất nước Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những hương vị rượu đặc trưng khác nhau. Thức rượu xứ Lạng do chính bàn tay của những nhà nghề giàu kinh nghiệm, tâm huyết sống trên đỉnh Mẫu Sơn. Song được tiến hành chưng cất với độ cao từ 800 cho đến 1000m so với khoảng cách mặt biển. Công thức nấu rượu từ đời ông cha, truyền từ đời này sang đến đời khác. Trải qua một thời gian đằng đẵng dài, làng nghề vẫn giữ vẹn nguyên nét đẹp ban đầu, hương vị vẫn tuyệt mỹ, đỉnh cao!
Và muốn chưng cất thức rượu nổi tiếng trứ danh này, bên cạnh nguyên liệu chính là gạo, nước suối thì chất gây men không thể nào thiếu đó chính là lá rừng. Nguyên liệu đặc biệt này được pha chế bởi hơn 30 loại thảo dược quý khác nhau. Tiêu biểu đó là dây nước, dây ngọt, cây 30 rễ, trầu rừng,… Công dụng chính đó chính là chữa phong thấp, làm lành vết thương, đau lưng hay thấp khớp,.. Toàn bộ thảo dược phải được rửa sạch, mang đi băm nhỏ và phơi khô. Sau đó nhà nghề trộn đều với nhau, giã nhỏ rồi tiến hành đun lên. Chỗ nước đầu tiên ta dùng cho việc nhào bột. Về nước thứ hai thì mang đi ngâm gạo, đảm bảo gạo không bị ẩm mốc.
Làng nghề rượu Mẫu Sơn với phương pháp chưng cất truyền thống
Phỏng vấn những nhà nghề nấu rượu trong làng, cho hay: Để có được thành phẩm là những chum rượu trong vắt, mát rượu như thế cần đòi hỏi tay nghề tinh tế, tỉ mỉ và hết sức kiên nhất trong từng khâu một. Quy trình tinh gọn bao gồm nấu cơm, trộn men, ủ men và cho vào trong chum hoặc vại. Nhà nghề bịt kín hũ ủ lại trong khoảng thời gian từ 15 đến 25 ngày rồi mới tiến hành chưng cất. Một sự thật thì rượu ủ càng lâu sẽ càng thơm ngon, chất lượng.
Người ta ví tiến trình chưng cất rượu giống như là quá trình đồ xôi vậy. Thế nhưng khác ở chỗ, cái chõ dùng để nấu rượu Mẫu Sơn đặc biệt phải có một lỗ thủng phía gần miệng. Mục đích là để dễ dàng dẫn rượu ra ngoài. Thường thì trên miệng cái chõ nhà nghề đặt vào đó một cái chảo được đổ đầy nước. Lưu ý nước đựng trong chảo phải là nước nóng, thay thường xuyên để cho được ngưng tụ. Có như vậy thì mới đảm bảo được độ rượu đúng chuẩn, ngon nhất. Thay nước liên tục trong vòng 4 giờ, song phải đun lửa đều, không quá lớn. Như thế thì tiến trình chưng cất mới thành công.
Quy trình chưng cất rượu làng Mẫu Sơn thực tế rất kỳ công, cầu kỳ và mất nhiều thời gian, công sức. Vậy mà thành phẩm tuyệt mỹ, giá cả phải chăng, chỉ khoảng chừng 13.000 – 14.000 đồng với 1 lít.
Rượu làng nghề rượu Mẫu Sơn – Đệ nhất danh tửu xứ Lạng
Vào năm 2002 đã chính thức đánh dấu một cột mốc mới của rượu làng nghề Mẫu Sơn. Thương hiệu rượu truyền thống đã vinh dự đoạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt”. Và tất nhiên, không dễ dàng để có được điều đó. Phải bắt nguồn từ một dòng nước trong vắt trên đỉnh núi, tiến trình chưng cất thủ công tinh tế và đặc biệt đó là thức men bí truyền của người dân bản địa. Hương vị rượu Mẫu Sơn thơm nồng, êm dịu gây nhớ thương bao du khách gần xa.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về làng nghề rượu Mẫu Sơn. Hi vọng những thông tin trong bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ!
Xem thêm:
Ghé thăm làng Vọc – Làng nghề nấu rượu truyền thống Việt Nam