Rượu cần Tây Nguyên là thức rượu truyền thống đậm đà tinh hoa vân hóa dân tộc Việt. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, thú vị đối với du khách có cơ hội được tham quan, du lịch tại các vùng người thiểu số tại Việt Nam. Đây là thành phẩm được tạo nên từ quá trình ủ men mà không chưng cất. Vậy rượu cần Tây Nguyên là gì? Văn hóa thưởng rượu cần Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng ruoubatrang.com khám phá trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về rượu cần Tây Nguyên – Rượu cần Tây Nguyên là gì?
Đối với người dân tộc thiểu số nói chung hay người Tây Nguyên nói riêng thì thức rượu cần quả là đồ uống quý chỉ dùng trong những dịp quan trọng. Ví dụ như lễ tế thần linh, những ngày hội lớn trong làng và đãi khách quý đến thăm. Uống rượu không chỉ là để cảm nhận hương vị thơm ngon, đậm đà mà còn thể hiện tình đoàn kết của con người với nhau.
Trong văn hóa uống rượu cần Tây Nguyên, không bao giờ có chuyện chén chú hay chén anh,.. Tất cả mọi người ngồi bên nhau, uống chung cần từ già, trẻ, trai, gái,.. Cuộc vui nhờ vậy mà trở nên trọn vẹn, đáng nhớ.
Ngày nay, rượu cần không chỉ được dành riêng cho dân tộc thiểu số mà người Kinh chúng ta cũng rất say mê, ham muốn được thưởng thức món đặc sản núi rừng này. Một đêm lửa trại bập bùng, ấm áp, tất cả quây quần bên chum rượu cần quả thực là một cảm giác rất khó tả.
Thực tế như mọi người biết, rất nhiều cùng miền cũng như dân tộc ít người có văn hóa thưởng rượu cần độc đáo. Tuy nhiên, người ta lại xem mảnh đất Tây Nguyên mới chính là cái nôi của nền văn hóa thưởng rượu cần.
Hãy đến Cao Nguyên một lần để được vít cần, uống món rượu quý chắt lọc từ những cái tinh hoa nơi núi rừng. Cùng với đó là ánh lửa bập bùng, những chàng trai hay cô gái xinh tươi, lung quanh quanh chén rượu tạo nên một phong cảnh lãng mạn, có thể xuất khẩu thành thơ trong đêm trường lộng gió.
Văn hóa uống rượu cần Tây Nguyên
Đối với người Tây Nguyên, dù họ sống trong nhà rông hay nhà sàn thì mỗi gia đình đều luôn có một cây cọc để uống rượu. Và thường cọc uống rượu ấy chỉ nhô lên mặt sàn khoảng 1 mét. Tuy nhiên với nhà rông thì khác, nó cao vút có thể chạm đến nốc. Ở trên đầu cây thường được thiết kế những đường nét hay hoa văn trang trí, hoa lá sặc sỡ sắc màu.
Mỗi khi uống rượu, gia chủ sẽ mở nắp, bỏ đi lớp lá đậy ở trên miệng và đổ đầy nước. Cứ để như vậy trong khoảng 1 giờ đồng hồ giúp rượu ngấm hoàn toàn. Nước tinh khiết, trong vắt được lấy từ những con suối làng trong veo, đựng trong trái bầu khô. Khi vỏ lên nước thì có màu đen bóng hệt như là gỗ mun vậy. Cần uống rượu chính là những đoạn cây trúc đã được làm thông ruột, có độ dài thường là một mét.
Trong văn hóa uống rượu cần của người Êđê và M’nông cơ bản sẽ có những điểm khác biệt so với đa số. Thường khi thầy cúng xong, họ sẽ vít cần uống rượu tuân theo thứ tự đấy là nữ trước nam sau. Hoặc có thể theo một cách khác đó là từ chủ nhà, đến thầy cúng và cuối cùng là anh, em hoặc bà chủ, người già. Trong trường hợp có khách quý đến chơi thì khi chủ nhà uống xong sẽ mang cần đến mời khách.
Một điều hết sức đặc biệt đấy là cần rượu luôn luôn ở trên bàn tay của con người. Nghĩa là ai cũng sẵn sàng uống rượu bất cứ khi nào. Nếu thả cần rượu ra có nghĩa là ta đang bày tỏ thái độ thất lễ với chủ nhà. Đồng thời, nếu trao cần rượu cho ai khác thì phải sử dụng đầu ngón tay để bịt lại lỗ đầu cần cho lịch sự, tôn trọng.
Phần kết
Nếu bạn là người yêu mê thưởng thức rượu thì chắc chắn không thể nào bỏ lỡ món rượu cần Tây Nguyên. Trải qua bề dày lịch sử đằng đẵng dài, văn hóa uống rượu cần Tây Nguyên vẫn được gìn giữ và phát triển một cách toàn vẹn. Sẽ không giống như những thức rượu đắt tiền, sang trọng, rượu cần Tây Nguyên đắt tình cảm, tinh yêu và tình đoàn kết nơi con người Việt Nam ta.
Xem thêm:
Top 3 làng nghề nấu rượu gạo Việt Nam nổi tiếng nhất