Rượu gạo là thức rượu quê mang hương vị thơm ngon, được tạo nên từ những hạt gạo tinh túy, tròn, chắc mẩy cùng quá trình chưng cất hoàn hảo. Lịch sử nghề nấu rượu đã trải qua bao thời kì gian khó, bị bọn thực dân áp đặt ách thống trị. Chúng biến thị trường rượu Việt Nam thành nơi kinh doanh, sản xuất rượu của chúng bởi say mê vị đậm đà và thơm nồng khó phai. Nhà nghề nấu rượu bằng tất cả tình cảm và tâm huyết. Chính vì vậy mà mỗi giọt rượu đều thấm đẫm tình dân quê chân chất, thật thà. Và trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách nấu rượu gạo truyền thống đơn giản, chất lượng. Cùng tìm hiểu ngay.
Chuẩn bị các nguyên liệu để nấu rượu gạo truyền thống
Nếu có dịp được du lịch, tham quan các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam nhớ dừng chân nơi những làng nghề nấu rượu truyền thống để khám phá. Với mỗi địa danh hay cơ sở nấu rượu khác nhau thì sẽ có các nguyên liệu đặc trưng, khác biệt. Tuy nhiên như bạn biết đấy, nguyên liệu chính vẫn là thức lúa mạch được gieo trồng từ chính sự tảo tần, chịu thương chịu khó của người nông dân. Mà một số nơi, người ta còn dùng các loại nông sản như là ngô, khoai, sắn hay tấm,.. Thậm chí sử dụng mật mía từ những nhà máy chuyên sản xuất đường để nấu rượu.
Tuy nhiên, với thức rượu gạo truyền thống thì lại rất khác. Xưa nay, ông cha ta chỉ lựa chọn hai nguyên liệu chính đấy là gạo nếp và gạo tẻ. Đến nay, thế hệ chúng ta vẫn tiếp thu và gìn giữ phương pháp nấu rượu gia truyền ấy. Hương vị rượu vẫn còn vẹn nguyên, cảm nhận tình dân quê đôn hậu, nồng thắm. Đi cùng với gạo chắc chắn không thể thiếu là những thức men bổ dưỡng. Nhưng vì thị trường ngày một phát triển, nhu cầu người dùng cao dẫn đến rất nhiều các loại men xấu, kém chất lượng được sản xuất. Nhà nghề phải hết sức tinh tế, kĩ lưỡng trong việc chọn mua.
Khuyến khích sùng men lá, men bánh lá dân tộc, men thuốc nam, men thuốc tây, men thuốc bắc,.. Những loại men này có tính dược, an toàn và có khả năng ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Nếu là làng nghề nấu rượu nổi tiếng lâu năm ắt hẳn sẽ có công thức làm men riêng. Nhưng nếu quyết định mua bên ngoài thì hãy chọn địa điểm thật uy tín. Bởi bạn biết đấy, chất lượng men ảnh hưởng trực tiếp đến thành phẩm rượu gạo.
Hướng dẫn cách nấu rượu gạo truyền thống đơn giản, chất lượng
Bước 1
Bước đầu tiên trong quy trình nấu rượu gạo đó là ngâm gạo. Điều cơ bản này ai cũng biết. Việc ngâm gạo trước lúc nấu nên tiến hành trong vòng 45 phút. Mục đích là để giúp thể tích gạo trương nở và lúc nấu chính hạt cơm bị hiện tượng vón cục.
Bước 2
Tiến hành nấu cơm rượu. Tương tự như là cách mà bạn vẫn nấu cơm hằng ngày. Thế nhưng nếu nấu cơm rượu thì phải nấu bằng nồi to, nấu nhiều. Khi cơm chính chúng ta phải đảm bảo được: Cơm mềm, có độ tơi xốp nhất định, không nên quá ướt hay quá khô, không được chỗ chín chỗ sống.
Bước 3
Để cho chỗ cơm rượu được nguội bớt bằng cách cho ra rỗ, nong hoặc thúng. Tuy nhiên cũng không nên để quá lâu bởi điều đó chỉ khiến cho chất lượng cái rượu bị giảm sút. Nhiệt độ lý tưởng là 30 độ C bạn nhé.
Bước 4
Kiểm tra xem cơm đã nguội hẳn hay chưa. Nếu rồi, cho men vào và trộn thật đều. Chú ý về tỉ lệ trộn. Thường thì đối với mỗi kg gạo ta nên sử dụng từ 25 cho đến 30 gram men. Tất nhiên nhà nghề hoàn toàn có thể thay đổi tùy vào mục đich cũng như loại men lựa chọn.
Bước 5
Cho hỗn hợp trên lên men hở. Sử dụng thiết bị chuyên dụng cho quá trình lên men giữ nhiệt.
Bước 6
Sau bước lên men hở thành công, ta bắt đầu ngay với công đoạn lên men kín. Khác với bước trước, ta sẽ cho thêm khoảng từ 2 đến 3 lít nước đối với mỗi kg gạo. Ủ thêm 4 ngày thì sẽ thu được cái rượu chất lượng nhất.
Bước 7
Thực hiện chưng cất rượu lần đầu tiên. Thành phẩm của bước này là lượng rượu gốc với nồng độ cồn cao, khoảng từ 55 cho đến 65 độ. Đặc điểm của rượu gốc là lượng andehyt cao, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người uống. Thậm chí nếu không cẩn thận sẽ bị ngộ độc. Do vậy, chúng tôi không khuyến khích sử dụng rượu này mà chỉ nên mang đi ngâm.
Bước 8
Tiến hành chưng cất rượu lần thứ 2. Thành phẩm là thức rượu giữa với nồng độ tương đối, từ 35 cho đến 45 độ. Thường thì thức rượu này sẽ được dùng để uống nóng, dự trữ hoặc là mang bán.
Bước 9
Bước chưng cất rượu lần thứ 3 cũng là bước cuối cùng của quy trình nấu rượu gạo truyền thống. Trái ngược hoàn toàn với lần chưng cất đầu tiên, nhà nghề thu được rượu với nồng độ cực thấp mà vị hơi chua. Lượng rượu này được đánh giá là không ngon, mất hết hương vị đặc trưng ban đầu. Vậy thì cách tốt nhất là pha cùng với rượu gốc rồi thực hiện thêm một lần chưng cất nữa. Mục đích là để giảm bớt độ rượu của rượu gốc ban đầu. Thành phẩm là thức rượu giữa thơm ngon như lần chưng cất thứ 2.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách nấu rượu gạo truyền thống đơn giản mà chất lượng. Với cách làm này, tin rằng mọi người sẽ thành công. Xin cám ơn!
Xem thêm:
Rượu gạo để được bao lâu? Cách bảo quản rượu thơm ngon đúng chuẩn