Nếu có dịp được về với quê hương Nam Định, nhất định mọi người phải tranh thủ khám phá nghề nấu rượu làng Hải Hậu. Xưa nay, hễ nhắc đến Hải Hậu, chúng ta vẫn thường hay nghĩ ngay đến những đồng lúa xanh tươi trù phú, với những thức gạo nổi tiếng gần xa như là nếp hương hay nếp cái hoa vàng,.. Và cũng bởi được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho những món gạo thơm ngon đặc biệt đó mà dân quê nơi đây đã sớm phát triển nghề nấu rượu truyền thống. Nghề nấu rượu làng Hải Hậu không chỉ là để kiếm sống sinh nhai mà nó còn là hồn vị, là tình yêu thương thật nồng đượm. Vậy thì quy trình nấu rượu Hải Hậu như thế nào? Cùng ruoubatrang.com khám phá ngay nhé.
Khám phá quy trình sản xuất nghề nấu rượu làng Hải Hậu
Đặt chân đến mỗi một vùng đất trên đất nước Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những món rượu với hương vị đặc trưng, thơm ngon đặc biệt. Và ghé về Nam Định, chắn chắn phải mua rượu quê Hải Hậu để làm quà cho những người thân yêu. Thức rượu truyền thống này từ lâu đã quá quen thuộc, phổ biến trong mọi người.
Hương vị rượu Hải Hậu không gì có thể trộn lẫn, thưởng thức một lần là vương vấn mãi không quên. Đó là bởi quy trình, phương pháp sản xuất rượu của những nhà nghề giàu kinh nghiệm, tận tâm và tận tình. Rượu quê Hải Việt đậm đà, nồng thắm. Không để bạn phải đợi lâu, ta hãy cùng tìm hiểu ngay quy trình sản xuất rượu của làng quê nổi danh này.
Nấu cơm rượu
Chắc chắn rồi. Cũng giống như nhiều thức rượu khác, bước đầu tiên và cũng là bước cơ bản nhất để làm rượu đó chính là nấu cơm rượu. Nhà nghề nơi đây có xu hướng ngâm gạo qua một đêm rồi mới nấu. Mục đích là để đảm bảo rửa trôi sạch toàn bộ cặn bẩn bám trên gạo, đồng thời làm cho hạt gạo được tơi xốp hơn. Sau đó thì để gạo khô, ráo nước rồi ta mới cho vào nồi nấu với một tỷ lệ định trước. Tỷ lệ khuyến khích là 1:1. Có nghĩa là 1 phần gạo và 1 phần nước.
Bí quyết để thu được những chum rượu thơm ngon hảo hạng đó là phải dùng rượu chuẩn quê hương. Trường hợp sử dụng gạo tẻ, chúng ta hoàn toàn có thể chọn loại gạo quy năm hay là gạo khang dân. Nếu chọn gạo nếp thì vui lòng chọn nếp lai hoặc tốt nhất là gạo nếp cái hoa vàng. Lưu ý trong quá trình xát gạo, chỉ bỏ đi phần trấu mà thôi. Riêng phần cám gạo thì ta hãy giữ lại bởi nó sẽ làm dậy mùi chum rượu truyền thống.
Trộn cơm cùng với bánh men
Dĩ nhiên men là một nguyên liệu không thể thiếu trong kĩ thuật nấu rượu. Sau khi cơm đã chín rồi, nhà nghề đổ cơm ra một chiếc mâm hoặc nia đã chuẩn bị sẵn để được nguội bớt. Đến khi nhiệt độ cơm giảm về còn 30 độ thì đây quả thực là thời điểm lí tưởng để ta tiến hành trộn men. Men làm rượu thực tế có vô số loại khác nhau. Nhưng với nghề nấu rượu làng Hải Hậu, nhà nghề ưu tiên chọn men truyền thống. Tiêu biểu phải kể đến đó là men thuốc bắc, men thuốc nam, men lá hay men thuốc tây,.. Sử dụng men này vừa an toàn, vừa tốt cho sức khỏe và là kháng sinh có chức năng ức chế vi sinh vật gây hại cho con người.
Cứ 1kg gạo thì chúng ta sử dụng từ 25 đến 30 gam men là hợp lí nhất. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thay đổi tùy vào loại men, loại gạo nếp bạn chọn. Tốt hơn vẫn nên giã nhỏ men thành bột, rắc đều lên mặt cơm.
Tiến hành lên men rượu
Bước lên men rượu này đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu. Trước tiên, chúng ta thực hiện lên men ẩm. Cơm rượu đã được trộn men, mọi người mang đi ủ trong khoảng chừng từ 5 đến 10 giờ. Thời gian này là đủ để mốc mọc cả khối cơm. Tiếp đến vun thành đống. Sử dụng một mảnh vải phủ kín lại, bảo quản ở nơi thoáng mát. Nhiệt độ phòng lí tưởng là từ 28 đến 32 độ C. Ủ trong vòng từ 3 – 4 ngày. Nhưng nếu thời tiết không thuận lợi, mọi người hãy linh hoạt tăng hay giảm thời gian ủ lên 1 – 2 ngày nhé.
Tiếp đến là quá trình lên men lỏng. Nói một cách đơn giản thì đây là quy trình nấm men dùng đường tạo ra lên men rượu. Khi bạn cảm nhận được cơm rượu đã bắt đầu có mùi thơm nhẹ của rượu, thử thấy vị ngon, ngọt, hơi cay thì khi ấy, ta có thể chuyển hỗn hợp sang ủ trong một chiếc chum. Vại kín lại với lượng nước sạch theo tỷ lệ sau: Cứ 1 phần gạo thì chúng ta cho vào đó chừng 2 – 3 phần nước sạch. Ủ từ 2 – 3 tuần tùy vào các cách ủ truyền thống hay hiện đại.
Chưng cất rượu
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất nghề nấu rượu làng Hải Hậu đó là chưng cất rượu. Khác với nhiều thức rượu khác, rượu quê Hải Hậu cực kì kỹ lưỡng và tinh tế ở khâu này. Gồm có 3 lần chưng cất khác nhau. Lần chưng cất đầu tiên, nhà nghề thu được lượng rượu nồng độ cao, là rượu mạnh nhất. Đặc điểm của rượu này đấy chính có có chứa nhiều độc tố. Vì thế mà ta không uống, chỉ dùng để ngâm.
Lần thứ hai, nhà nghề thu được loại rượu chuẩn có thể dùng được ngay. Nồng độ đạt từ 30 – 35 độ, đây là mức lí tưởng phù hợp với mọi đối tượng. Thức rượu này còn được gọi là rượu giữa. Lần cuối cùng, ta thu được rượu có nồng độ thấp và vị hơi chua. Đặc biệt là hương vị rượu mờ nhạt, dần biến mất. Do đó mà chúng ta hãy pha rượu ở lần chưng cất này với lần chưng cất đầu tiên. Thành quả chính là thức rượu giữa thơm ngon độc đáo.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về nghề nấu rượu làng Hải Hậu. Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công nhé.
Xem thêm:
Nghề nấu rượu gạo – Tinh hoa dân tộc Việt!