Về Quảng Nam, Đà Nẵng nhất định phải đến Hội An thưởng thức đặc sản rượu hồng đào thơm ngon nức tiếng. Thưởng rượu, bạn sẽ say mê cái hương vị ngon ngọt, có chút cay nồng và đặc biệt là thấm đẫm cái tình chân chất của người dân quê nơi đây. Con người miền Trung dễ mến, chất phác, thật thà nấu rượu hồng đào bằng cả cái tâm, cái tình của họ. Vậy sự thật về rượu hồng đào chưa uống đã say là gì? Vì sao ông cha ta lại có câu ca dao như thế? Hãy cùng theo chân ruoubatrang.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Giới thiệu về rượu hồng đào xứ Quảng
Có lẽ mỗi người con quê hương miền Trung sẽ không còn quá xa lạ với thức rượu đặc sản này nữa. Mỗi khi xa quê ta đều bâng quơ nhớ về hương vị thơm ngon tuyệt vời ấy. Tương truyền có một sự tích tại vùng đất Gò Nổi. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam về một gia đình chỉ có hai cha con sống với nhau. Người con gái xinh đẹp, tình tình thùy mị, nết na, chăm làm việc nhà và phụ giúp cha bán rượu.
Rượu của cha nấu ngon tuyệt đỉnh, nổi tiếng khắp vùng và được đặt tên của cô con gái rượu. Rượu Hồng Đào được nấu từ những hạt gạo mới vẫn còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài. Sau đó sẽ được tiến hành ủ cùng những quả đào thơm, chín mọng rồi chon sâu bên dưới lòng đất. Chính vì thế mà càng gia tăng hương vị tuyệt trần. Bà con láng giềng đến thưởng thức, mua rượu rất đông. Dần dần, du khách biết đến rượu hồng đào nhiều hơn và tự bao giờ không biết, rượu trở thành đặc sản có một không hai của Tam Kỳ, Quảng Nam.
Sự thật về rượu hồng đào chưa uống đã say?
Nói rượu hồng đào chưa uống đã say thực chất là để ca ngợi hương vị rượu ngon ngọt, đậm đà. Khi vừa nhấm nháp chút rượu nơi đầu lưỡi sẽ có một chút cay nồng. Đọng lại trong khoang miệng chính là dư vị tuyệt vời khiến ai nấy cũng đều phải xốn xang, thổn thức.
Uống rượu hồng đào là chỉ muốn uống mãi, như mê cung chẳng tìm thấy lối về!
Rượu hồng đào chưa uống đã say còn có thể lý giải theo một cách khác nữa. Đó là theo tục xưa, rượu được dùng cho tân lang và tân nương uống giao bôi để trước lúc động phòng. Rượu hồng đào chưa uống đã say chính là say men tình hơn là say men rượu!
Rượu hồng đào và công đoạn chế biến rượu hết sức kỳ công
Thưởng rượu thì đơn giản thế thôi nhưng làm thế nào để tạo nên thành phẩm là những chum rượu thơm ngon, đấy quả thực là một vấn đề lớn, Nhà nghề nấu rượu với công thức bí truyền mà ông cha truyền lại. Công đoạn kỹ lưỡng, công phu, chắt lọc từ những hạt gạo vàng màu cám cùng với những trái đào tròn chín mọng. Đa phần chỉ có người xứ Quảng thì mới biết cách nấu rượu, được lưu truyền từ ngàn đời này.
Một vài ý kiến khác thì cho rằng thức rượu hồng đào vốn có tên gọi như vậy là bởi sắc màu hồng nhẹ nhàng của nó. Nhà nghề lấy rượu trắng nấu bằng gạo sau quá trình lên men. Dung chân hương sau khi đã đốt hay vỏ bao màu hồng khi nhúng và trong rượu. Song, cái tên hồng đào này thực chất chỉ là để phân loại và tránh bị nhầm lẫn với những thức rượu truyền thống như là rượu nếp trắng, rượu đế, rượu than. Nói chung, mỗi nơi sẽ có một cách suy luận độc đáo khác nhau.
Cách dùng rượu hồng đào xứ Quảng
Thưởng rượu hồng đào xứ Quảng phải là một nghệ thuật. Ta hãy thôi ẩn mình trong những câu ca dao huyền ảo rồi bước ra đời thưởng với phần hồn cao khiết, phần xác thơm ngon. Cùng với đó không thể thiếu là những ý tình sâu lắng, tình cảm của người xưa để lại. Rượu hồng đào là biểu tượng của tình yêu, nặng nợ ân tình, nghĩa nặng.
Rượu hồng đào được dùng nhiều trong những dịp lễ Tết đặc biệt mang đến không khí sang trọng. Còn khi dùng trên những bàn tiệc tâm giao thì lại sóng sánh ý tình, sâu lắng, thân thương.
Phần kết
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về rượu hồng đào chưa uống đã say. Nếu có dịp đến với Quảng Nam, Đà Nẵng, nhất định hãy đừng bỏ lỡ đặc sản có một không hai này bạn nhé!
Xem thêm:
Rượu hồng đào tại Tam Kỳ – Quảng Nam