Rượu San Lùng là thức rượu nổi tiếng thơm ngon, đặc sản của người Dao Đỏ. Mỗi khi có dịp đến với mảnh đất Lào Cai, nhất định không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức rượu San Lùng truyền thống. Rượu San Lùng còn được mệnh dân là mỹ tửu, làm say đắm bao trái tim thực khách với hương vị độc đáo, không thể nào trộn lẫn. Công thức nấu rượu độc nhất với nguồn nguyên liệu bí truyền chỉ có nơi núi rừng Lào Cai.
Vậy, cách nấu rượu San Lùng ngon chuẩn vị như thế nào? Cùng khám phá bài viết này và ruoubatrang.com sẽ bật mí cho bạn!
Giới thiệu về rượu San Lùng – Đặc sản của người Dao Đỏ
Theo lịch sử, truyền thuyết thần thoại của dân tộc Dao Đỏ thì thức rượu San Lùng xưa này được nấu để cúng thần tiên và trời đất. Nhà nghề nấu rượu một cách công phu, tinh tế và tỉ mỉ. Họ đặt vào đó lòng tâm huyết, sự say mê, tình cảm đặc biệt. Do vậy, thưởng rượu, bạn còn cảm được cái tình chân chất, thật thà của người dân tộc nơi đây. Rượu San Lùng không chỉ mang ý nghĩa siêu thị nhà hàng mà còn mang ý nghĩa tâm linh, nét văn hóa truyền thống.
Thức rượu San Lùng uống vào tựa như có một vị thần tương hỗ đôi vai. Người dân nơi đây vẫn luôn ca tụng về sức mạnh thần kỳ ấy. Họ làm lụng một ngày dài mà không cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Chỉ uống một chút rượu San Lùng thôi cũng đã thấy mềm môi, muốn được uống thêm nhiều giọt nữa. Càng uống rượu San Lùng thì càng cuốn, càng mê.
Cách nấu rượu San Lùng tương đối phức tạp. Nguồn nguyên liệu là thóc nương, hạt cao lương đỏ. Đặc biệt có thêm sự góp mặt của loại men lá bí truyền, tạo mùi vị đặc trưng. Nhà nghề sẽ tiến hành chưng cất rượu cách thủy 2 lần với nồi nấu rượu truyền thống của người Dao Đỏ. Lần đầu tiên là bước khử tạp, lọc cột. Đến lần thứ hai thực hiện làm lạnh với lá thơm nơi núi rừng cùng nguồn nước suối thần thánh Pò Sèn.
Vậy bạn có thể xem qua cách nấu rượu San Lùng đúng chuẩn sau đây.
Cách nấu rượu San Lùng đúng chuẩn
Tiến hành chuẩn bị nguyên liệu
- Thóc nương: Nguyên liệu đầu tiên để nấu rượu San Lùng là thóc nương. Đó là những hạt thóc chắc, mẩy, được gặt về vào đúng độ sữa.
- Thức men lá gia truyền chỉ có ở người Dao Đỏ: Điều đặc biệt tạo nên hương vị thơm ngon của rượu San Lùng đó là men lá làm từ những hạt gạo nếp nghiền với 15 loại lá rừng tự nhiên, bổ dưỡng. Những loại lá thuốc này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và thể chất. Ví dụ như trừ cảm, giải cảm, chống lạnh hay giảm đau nhức.
- Nguồn nước suối Pò Sèn.
Chi tiết cách nấu rượu San Lùng
- Trước tiên, nhà nghề mang thóc nương đi rửa sạch rồi loại bỏ toàn bộ những hạt lép. Đồng thời, ọc ra những tạp chất rồi cho vào trong một chiếc chảo gang to, luộc từ 3 – 4 tiếng. Khi đó, những hạt thóc sẽ bắt đầu bung đều ra, trắng xóa một màu rất đẹp.
- Thóc nương đã chín, đạt chuẩn thì đổ ra khay rồi để cho được nguội hẳn.
- Phần men lá bí truyền mang đi giã thành bột mịn. Sau đó tiến hành trộn đều cùng với thóc theo đúng tỷ lệ, liều lượng tiêu chuẩn của công thức nhà nghề.
- Cho toàn bộ hỗn hợp bên trên vào thúng để ủ. Lưu ý, bên dưới thúng lót thêm lá chuối xanh và bên trên cũng được bao bọc lại bởi một tàu lá chuối khác nữa.
- Tính từ khi thóc được ủ với men được 2 đêm thì mới mở ra kiểm tra. Nếu nhận thấy cả thúng đã có hiện tượng bốc hơi lên ngùn ngụt thì ta chuyển hết thóc sang chum, ủ tiếp. Lúc này, thời gian ủ sẽ tùy thuộc vào thời tiết, nhiệt độ từng khu vực. Nếu là mùa đông, ta nên ủ từ 5 0 7 ngày. Còn nếu ủ vào mùa hè thì ủ ngắn hơn, chỉ 4 ngày là đủ.
- Khi thóc đã đạt độ ngấu rồi thì cho hết vào nồi mang đi chưng cất rượu cách thủy.
Phần kết
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ cho mọi người cách nấu rượu San Lùng thơm ngon, chuẩn vị. Mong rằng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dõi theo, ủng hộ.
Xem thêm:
Rượu san lùng Sapa và ý nghĩa tâm linh của thức rượu đặc sản