Rượu San Lùng là thức rượu đặc sản tỉnh Lào Cai. Mỗi khi đến với mảnh đất này, người ta lại vương vấn nhớ nhung hương vị rượu đậm đà, ngon ngọt ấy. Rượu San Lùng là hồn vị, là nét văn hóa thiêng liêng của người dân nơi đây.
Vậy, câu hỏi được nhiều người đặt ra đấy là: Rượu San Lùng bao nhiêu độ? Hãy cùng ruoubatrong.com tìm hiểu trong bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
Đôi nét về rượu San Lùng – Lào Cai
Mỗi du khách khi đặt chân đến thăm Lào Cai đều sẽ được dịp thưởng thức những món rượu nổi tiếng như là: Rượu ngô bản phố Bắc Hà, rượu Sim San Y Tý, rượu Na Lang, rượu chuối hột, rượu táo mèo,.. Thế nhưng mà để nói về loại rượu ngon số một chắc chắn đó là rượu San Lùng,
Theo truyền thuyết, người Dao Đỏ Bản Xèo truyền tai nhau rằng rượu San Lùng là thức rượu quý của những đấng thiên tinh, của trời. Các vị Bồ Tát đã phái Tiên sa xuống Pò Sèn, một ngọt núi cao ở Bản Xèo để mang rượu về. Mỗi khi trời mưa hay nắng, người dân nơi đây đều sẽ thấy xuất hiện cầu vồng. Chiếc cầu vồng ấy đặc biệt ở chỗ nó như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra nơi núi Pò Sèn, ngược lên trời.
Và người Dao Đỏ đã gọi ba vòi nước ấy là San Lùng, nghĩ là Tam Long. Dần dần, thức rượu này được đông đảo mọi người biết đến và hình thành nên làng nghề nấu rượu truyền thuyết.
Hướng dẫn cách nấu rượu San Lùng thơm ngon, chuẩn vị
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để nấu rượu San Lùng chuẩn vị Lào Cai cần có:
- Thóc nương
- Nước suối
- Men lá
- Nồi chưng cất rượu
Bước đầu tiên này là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến hương vị, độ thơm ngon của rượu San Lùng. Thóc dùng nấu rượu phải là thóc trồng trên nương. Thời điểm thu hoạch phải là lúc thóc còn sửa. Như vậy thì lúc nấu rượu mới thơm vị đặc trưng của rượu San Lùng.
Thức men lá bí truyền được pha chế từ nhiều loại lá rừng tự nhiên. Bà con đã tuyển chọn, chế biến từ hơn 10 loại lá thảo dược khác nhau. Tất cả đều là thuốc, rất an toàn và tốt cho sức khỏe. Nước nấu rượu được lấy từ khe suối trong lành, mát rượi.
Ủ thóc với men lá
Tiếp đến, nhà nghề sẽ tiến hành ủ thóc cùng với men lá để chuẩn bị cho khâu chưng cất rượu. Thóc sẽ được sàng cho sạch, bỏ hết đi những hạt lép và chọn lại những hạt chất lượng nhất để nấu rượu. Cho vào chỗ gỗ đồ đến khi hạt thóc bùng thì mới cho ra mẹt sanh khô. Ủ thóc với men lá với một tỷ lệ lý tưởng. Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Ta đợi khoảng chừng 2 ngày sau, thóc và men lá đã tỏa hương thơm nức mũi. Lúc này, ta cho vào trong chum để ủ tiếp. Thỉnh thoảng hãy mở nắp đảo đều tay, chừng một tuần là hoàn thiện.
Chưng cất rượu
Bước cuối cùng là bước chưng cất rượu. Thóc sau khi đã ủ được một tuần, lên men tạo ra các chất hóa học như oxi, Ethanol. Để tạo thành rượu thì ta cần tiến hành chưng cất.
Cho phần thóc đã ủ thành công với men vào nồi chưng cất. Trong quá trình này, cần phải căn chỉnh lửa luôn ở mức vừa phải. Nếu như vô tình để lửa quá lớn thì rượu sẽ bị khê. Mà nếu để lửa nhỏ thì quá trình chưng cất và ngưng tụ không hoạt động một cách tốt nhất. Như vậy thì ta sẽ thất bại.
Nhà nghề tỉnh Lào Cai tiến hành chưng cất thủy rượu San Lùng hai lần. Lần đầu họ chưng cất, khử tạp và lọc cốt. Sang đến lần thứ hai họ chưng cất làm lạch với những lá thơm và nước nuối Pò Sèn.
Vậy rượu San Lùng bao nhiêu độ?
Rượu San Lùng bao nhiêu độ? Uống có dễ say không? Có nhanh bị đau đầu, chóng mặt hay không?
Cũng tương tự như nhiều thức rượu khác trên Tây Bắc, đặc trưng của rượu San Lùng đó là rất nặng. Ở Tây Bắc, Lào Cao, những thức rượu nặng đô mới chính là rượu thơm ngon tứ tuyệt. Ta có thể kể tên một số thức rượu như là rượu sim san Y Tý, rượu Na Lang, rượu ngô Bắc Hà,.. Tất cả đều là rượu ngon, chất lượng và nặng độ.
Rượu San Lùng có nồng độ từ 40 đến 45 độ, có màu trong suốt và mùi thơm đặc biệt. Vậy nên, khi uống cần uống một lượng vừa phải, không nên ham vui uống quá liều bạn nhé.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi giúp bạn trà lời câu hỏi: Rượu San Lùng bao nhiêu độ? Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn!
Xem thêm:
Rượu San Lùng Sapa và ý nghĩa tâm linh của thức rượu đặc sản