Rượu làng Vọc nổi tiếng trứ danh là thức rượu thơm ngon, thượng hạng được nấu bởi bàn tay của những nhà nghề giàu kinh nghiệm, có tâm huyết. Mỗi một mẻ rượu, nhà nghề gieo vào đó xiết bao tình cảm, tình yêu. Do vậy mà hương vị rượu thực sự tuyệt vời và gây thương nhớ. Rượu hiện nay lọt vào top các thức rượu truyền thống của Việt Nam được du khách gần xa yêu thích nhất. Trải qua một thời gian lịch sử đằng đẵng dài, nhiều gian khó, rượu làng nghề vẫn được gìn giữ vẹn tròn và không ngừng phát huy lớn mạnh. Vậy hãy cùng ruoubatrang.com tìm hiểu về làng nghề rượu Vọc và quy trình sản xuất rượu nhé.
Đôi nét về đặc điểm của làng nghề rượu Vọc
Người ta thường rất dễ say đắm với thức rượu Vọc ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Thức rượu thơm ngon có tiếng với thương hiệu trứ danh “Vọc Long Tửu”. “Vọc Long Tửu” đã chính thức được vinh danh dẫn thứ hai về chất lượng trên quy mô toàn quốc. Công việc kiếm kế sinh nhai của làng Vọc không phải là nấu rượu mà là làm nông. Nấu rượu như là một tình yêu, là niềm đam mê, là hồn vị của làng.
Theo lịch sử ghi chép lại thì rượu làng Vọc đã có tự lâu đời, từ những thế kỉ XIII. Xưa, ngay trên dòng sông Ninh Giang, thuyền rồng của Vua cùng những thuyền buồm thương lái đã chuyên chở rượu làng Vọc đi giao dịch khắp muôn phương. Thương hiệu rượu được đông đảo người biết đến và ủng hộ từ đó. Giữ nguyên nét văn hóa lâu đời, nhà nghề nấu rượu theo phương pháp thủ công cổ truyền mà ông cha để lại. Phỏng theo một người dân trong làng, gia đình có ba đời nấu rượu Vọc cho hay: Hiện tại, gia đình ông vẫn đang theo nghề mà ông cha truyền lại. Ngày trước thì hầu hết mọi gia đình đều trực tiếp làm men, tự tiến hành chưng cất rồi mang bán cho những vùng dân cư lân cận. Ông kể men thuốc bắc hồi ấy làm thơm, ngon và ngọt lắm. Uống rượu làm từ men này quả thật rất tốt cho sức khỏe.
Về với làng nghề rượu Vọc, bạn sẽ thấy đa số mọi nhà đều nấu rượu, người người nấu rượu. Song không thể không nhắc đến những quán rượu nổi tiếng ở trong làng. Ngay khi bước đến đầu chân làng Vọc thôi, bạn sẽ cảm được cái mùi men thuốc bắc đặc trưng thơm lừng thực không thể trộn lẫn! Xao xuyến lắm vị quê hương!
Nguyên liệu sản xuất của làng nghề rượu Vọc
Để có được thành phẩm là những mẻ rượu thơm ngon, chất lượng, nhà nghề phải thật kỹ lưỡng ngay từ bước chọn nguyên liệu. Gạo nấu rượu Vọc phải là gạo nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng còn nguyên lớp cám và lớp vỏ lụa bọc bên ngoài. Có như vậy thì mới đượm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người uống. Hạt gạo căng tròn, chắc mẩy. Trong lúc làm rượu thì gạo cần phải được thu hoạch khoảng chừng 3 tháng trở lại là lý tưởng. Không nên quá muộn hay là quá sớm.
Men rượu được chọn lọc từ 16 cho đến 36 vị thuốc bắc. Đặc tính của những vị thuốc này đó là cay và nóng. Rất dễ để nhận biết được đâu là men chuẩn và men kém chất lượng. Men nấu rượu Vọc chuẩn phải có hương thơm nhất định, màu men trắng. Sau khoảng 1 ngày thì men sẽ có hiện tượng chuyển sang màu vàng, lăn tăn vân bám, khá nhẹ và tơi.
Quy trình sản xuất của làng nghề rượu Vọc
Bước 1: Nấu cơm
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất của làng nghề rượu Vọc đó là nấu cơm. Nhưng trước tiên cần ngâm gạo trong nước lạnh từ 4 cho đến 6 tiếng và nấu sôi như thường. Cơm chính, mang ra dàn trải đều và tuyệt đối không để hiện tượng bị dính cục vào nhau. Đợi một vài tiếng, khi nào cảm thấy cơm nguội đi chút, ẩm ẩm rồi thì rắc đều men lên.
Bước 2: Chuẩn bị men nấu rượu
Rượu làng Vọc nói không với men tàu bởi nó rất độc, gây hại cho sức khỏe. Uống vào gây hiện trạng đau đầu, nhức mỏi và thậm chí là ngộ độc,.. Liều lượng men lí tưởng khoảng 1 lạng đối với 10 kg gạo. Có nghĩa khi sử dụng 5kg gạo thì bạn chỉ cần dùng chừng 1/2 lạng men là hợp lí nhé. Cho men vào trong cối và dã mịn, càng mịn càng tốt. Tiếp theo ta rắc men. Lưu ý là cơm phải nguội vừa đủ, không quá nóng và không nguội lạnh. Như vậy thì mới đảm bảo chất lượng cơm men.
Cách tiến hành đơn giản. Ta hãy chia men thành 2 phần tách biệt. Một phần bạn đem rắc ở mặt trước và phải đảm bảo men phủ đều mặt cơm. Tương tự đối với mặt dưới. Do đặc tính cơm, đặc biệt cơm nếp rất dễ dính nên trong quá trình trộn hãy làm thật tỉ mỉ và kỹ càng nhé. Tiếp đến, ta bắt đầu thực hiện ủ cơm. Rắc men xong, ta cho cơm vào trong chum, hũ bằng thủy tinh hoặc đất nung. Tuy nhiên ta không cho đầy, chỉ cho chừng 2/3 dung tích hũ là được. Đậy kín lại. Đợi thêm 3 đến 4 ngày thì hũ cơm rượu sẽ có hiện tượng dậy nước, bốc mùi rất thơm đó. Nếu nấu rượu vào mua đông, hãy đảm bảo giữ ẩm. Trời càng nóng nực, oi bức thì cơm rượu càng nhanh được.
Bước 3: Nấu rượu
Bước cuối cùng là nấu rượu. Ta chuẩn bị sẵn nồi đất nung hoặc nồi đồng. Sau một tuần 1 ủ rượu, cơm đã lên men và đã có nước cốt thơm lừng. Nhà nghề lấy toàn bộ cho vào trong nồi rồi mang đi chưng cất. Hai loại hũ mà chúng tôi đề cập trên là tốt nhất, nếu dùng chất liệu khác thì khả năng cao không ngon bằng. Hơn nữa có thể có mùi lạ khó uống nữa. Cẩn thận giảm lửa nhỏ để rượu chảy ra một cách từ từ, đều đặn. Trường hợp đun bếp lửa quá lớp thì thành quả sẽ không như ý, mùi rượu khét, đắng.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về làng nghề rượu Vọc và quy trình sản xuất rượu thơm ngon. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dõi theo và ủng hộ!
Xem thêm:
Về xứ Lạng thăm làng nghề rượu Mẫu Sơn