Rượu trắng Việt Nam là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, là hương vị đậm đà không thể trộn lẫn. Xưa, ông cha ta ngồi thưởng trà, ngâm thơ, hòa mình vào với mây trời non nước. Thức rượu trắng là thành phẩm được tạo nên từ sự kết hợp tuyệt hảo giữa gạo nếp và quá trình lên men hoàn hảo. Rượu trắng không chỉ thơm ngon theo một cách riêng mà còn mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Và trải qua bao nhiêu năm, nghề nấu rượu vẫn mãi giữ nét đẹp đó. Bài viết này, ruoubatrang.com sẽ hướng dẫn nấu rượu trắng Việt Nam theo phương pháp truyền thống nhé.
7 bước nấu rượu trắng Việt Nam theo phương pháp truyền thống
Với chúng tôi, kỹ thuật nấu rượu trắng theo phương pháp truyền thống luôn thơm ngon và chất lượng nhất. Đây là cách làm được ông cha ta truyền lại cho đến tận ngày nay. Thêm hay bớt một nguyên liệu nào đó cũng giống như một mảnh ghép bị mất đi. Hương vị rượu trắng Việt Nam thơm ngon, đậm vị. Những đứa con rồi sẽ lớn lên, trường thành và đi khắp muôn nơi, thưởng thức những loại rượu quý giá, đắt đỏ nhưng tất cả không thể sánh bằng hương vị quê nhà. Vị hạt lúa nếp làng được gieo cấy bởi bàn tay mẹ, tay cha. Vị thức men truyền thống không lẫn tạp chất. Và cuối cùng chính là quá trình ủ rượu, hạ thổ suốt một quãng dài đằng đẵng. Quả thực rượu để càng lâu càng ngon.
Không để bạn đợi lâu, chúng ta hãy cùng khám phá ngay 7 bước nhé.
Bước 1:
Trước tiên. mọi người hãy tiến hành ngâm gạo cùng với nước sạch. Đợi đến khi hạt gạo nở trắng ngần thì thôi. Điều này sẽ giúp cho suốt quá trình nấu rượu, hạt gạo không bị hiện trạng vón cục lại.
Bước 2:
Vẫn như thường lệ, sau bước làm sạch gạo là nấu chín gạo đã ngâm. Mọi người thực hiện nấu cơm đơn giản.
Bước 3:
Lúc này, chúng ta cho toàn bộ cơm đã chín đổ ra một chiếc rổ hay là mâm đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý không dùng luôn mà phải để cơm nguội bớt đi khoảng chừng 30 độ.
Bước 4:
Cơm đã nguội, chúng ta bắt đầu cho men truyền thống vào trộn đều. Tất nhiên, mọi người hoàn toàn có thể lựa chọn bất kỳ loại men nào khác. Mỗi loại men khác nhau sẽ có những tỷ lệ trộn khác nhau. Và thường thì chúng ta nên sử dụng từ 25 gram cho đến 30 gram đối với 1 kg gạo để nấu rượu trắng là hợp lí.
Bước 5:
Sau bước trộn đều men với cơm, mọi người cho tất cả hỗn hợp này vào một thiết bị lên men giữ nhiệt nhé. Và nếu làm theo phương pháp của ông cha ta thì “thiết bị” ở đây không phải là thứ đồ cao cấp hay xa xỉ. Đơn giản đó chỉ là những chiếc chum đất giản dị thân quen hàng ngày. Và đây cũng là vật dụng được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất hiện nay.
Bước 6:
Tiếp đến, ta tiến hành lên men kín. Sau đó thì mới cho thêm khoảng chừng 2 – 3 lít đối với mỗi kg gạo. Ngâm trong khoảng 4 ngày, mọi người sẽ thu hoạch được dung dịch rượu chất lượng rồi nhé.
Bước 7:
Bước cuối cùng trong 7 bước nấu rượu trắng theo phương pháp truyền thống đó là chưng cất rượu theo thứ tự lần lượt. Lần đầu tiên, ta sẽ cho ra một lượng rượu với nồng độ cồn tương đối cao. Chúng tôi vẫn thường hay gọi thức rượu này là rượu gốc. Bản chất nó khá độc và tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng.
Đến lần chưng cất thứ hai, mọi người sẽ thu được lượng rượu đạt tiêu chuẩn, rượu nguyên chất chất lượng cao. Ta hoàn toàn có thể sử dụng ngay. Lần chưng cất thứ 3, cũng là lần cuối cùng, thành phẩm rượu với nồng độ thấp. Lúc này, rượu có vị khá chua. Kinh nghiệm là hãy trộn rượu này cùng với rượu gốc ban đầu để thu được rượu thơm ngon, có thể dùng được đó nhé.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về 7 bước nấu rượu trắng Việt Nam theo phương pháp truyền thống. Thức rượu trắng dân quê, bình dị và gắn bỏ đủ để làm những đứa con xao xuyến nhớ về. Hi vọng thông tin trong bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công nhé.
Xem thêm:
Uống rượu trắng và mật ong có tốt không?