Từ lâu, nghề nấu rượu gạo truyền thống đã gắn bó với mọi người dân Việt. Trải qua thời kì dựng nước và giữ nước với biết bao biến cố thăng trầm, ách thống trị của thực dân thì nghề vẫn được gìn giữ, vẹn nguyên nét đẹp như lúc ban đầu. Song, đi cùng đó là những nhà nghề có tâm, dày dặn kinh nghiệm, luôn đặt tình cảm của mình trong mỗi chum rượu thơm ngon, thượng hạng. Chính vì vậy mà rượu gạo Việt Nam đang dần khẳng định vị thế, gây ấn tượng mạnh mẽ trong bạn bè năm châu quốc tế. Và nếu có dịp được tham quan, du lịch Việt Nam, hãy cùng ghé thăm top 3 làng nghề rượu nổi tiếng được bật mí trong bài viết này nhé.
Làng nghề rượu Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Nhắc đến nghề nấu rượu gạo Việt Nam chắc chắn phải kể đến làng Mẫu Sơn. Rượu Mẫu Sơn nổi tiếng trứ danh với hương vị thơm ngon đặc biệt. Màu rượu trong vắt như là nước suối. Khi rót ra tách thì có hiện tượng sủi tăm. Khác với những thức rượu khác, rượu Mẫu Sơn dịu, nhẹ. Khi thưởng rượu bạn sẽ không cảm thấy gắt hay là quá nóng. Ngược lại là vị thơm nồng, đậm đà đủ để xao xuyến, nhớ thương. Nói về những nghề nghề, họ là người dân tộc Dao sống trên đỉnh núi. Luôn luôn trung thành với công thức, phương pháp nấu và chưng cất rượu cổ truyền của ông cha để lại.
Tinh hoa trong thức rượu Mẫu Sơn không chỉ ở hạt gạo quê trắng ngần mà còn có cả giọt nước tinh khiết những những con suối chảy sâu bên trong núi. Độ cao kinh khủng lên đến 1000m. Thêm vào đó là thức men bí truyền, được pha chế từ 30 loại thảo dược quý trên quê hương.
Làng nghề rượu Lạc Đạo, tỉnh Hưng Yên
Rượu Lạc Đạo, tiếng là ngon,
Bao nhiêu tinh túy vẫn còn vẹn nguyên.
Men thuốc bắc, cha ông truyền,
Thấm từng hạt gạo mộc tuyền trứ danh.
Hòa cùng dòng nước trong xanh,
Thiên nhiên khí hậu trong lành tinh khôi.
Từng giọt hương vị đất trời,
Gửi niềm cảm xúc của người Hưng Yên.
Nếu có dịp được về với Hưng Yên, hãy thưởng rượu làng nghề Lạc Đạo. Xưa nay, những đứa con quê hương vẫn luôn tự hào rằng đây là thức rượu quý, là sản vật dâng tiến lên Vua. Đặc trưng của rượu Lạc Đạo đấy là nồng độ cồn cao. Chính vì thế mọi người thường trêu nhau là: Uống rượu Lạc Đạo dễ lạc đường lắm đấy. Chắt lọc những giọt rượu quê chính là sự tinh tú men say đất trời, là hạt gạo quê hương tần tảo sớm chiều, là thấm đượm tình cảm của những người dân chất phác, thật thà. Nhà nghề áp dụng phương pháp nấu rượu truyền thống. Cụ thể là “ba tòa”. Còn những nơi khác thường nấu theo kiểu “ruột mèo”, hay gọi là “nấu bể”.
Làng Vân tỉnh Bắc Ninh
Dừng chân tại mảnh đất dân ca quan họ, tỉnh Bắc Ninh chính là làng Vân. Làng Vân là làng nghề nấu rượu gạo Việt Nam nổi tiếng tự bao đời nay. Thức rượu nơi đây được ví như là một dòng nước đẹp xinh, trong vắt. Màu như là nắng hạ ban may. Chỉ cần bạn nhẹ tay lắc một cái cũng đã thẩy rượu có hiện tượng sủi tăm rồi. Lịch sử hình thành rượu làng Vân quả thực rất oai hùng và đáng tự hào. Vào năm 1703, là năm Chính Hòa thứ 24 thì vị vua Lê Hy Tông đã ra lệnh, ban bố sắc phong cho rượu làng Vân 4 mỹ từ: Vân – Hương – Mỹ – Tửu. 4 mỹ từ ấy in sâu trong tiềm thức, trở thành động lực để nhà nghề nơi đây ngày một phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Thành phẩm từ quá trình chưng cất công phu, kỹ lưỡng đấy là thức rượu thơm ngon, thượng hạng.
Rượu gạo tại làng Vân được nấu với nếp cái hoa vàng kết hợp cùng men thuốc bắc. Không thể không kể đến nghệ thuật nấu rượu thật sự tài tình. Nhà nghề đặt vào đó cái tâm, cái tình đôn hậu, nồng thắm.
Kết luận
Rượu gạo Việt Nam như là hồn vị, là hương vị quê nhà trong tâm thức của mỗi đứa con đi xa. Thưởng rượu, ta cảm nhận được hương vị ngọt ngào, đằm thắm và xiết bao tình cảm, mến thương. Uống rượu đúng cách sẽ mang đến nhiều công dụng, lợi ích cho sức khỏe. Và nếu được có cơ hội đến thăm quan, khám phá những làng nghề nổi tiếng này, nhớ mua về làm quà, dành tặng những người mà mình yêu thương bạn nhé.
Xem thêm:
Rượu gạo nhà nấu – Hương vị mộc mạc thân thương!