Nếu có dịp đến với quê hương chúng tôi, đặt chân đến thăm mọi vùng miền của tổ quốc chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món rượu truyền thống. Đặc biệt trong số đó phải kể đến rượu ngô. Và thật không ngoa khi nói rằng, một khi đã thưởng thức món rượu ngô ngòn ngọt, thơm ngây ngất, một chút đắng sẽ làm bao trái tim yêu mê, say đến điên dại…
Vậy, rượu ngô truyền thống thực sự là rượu gì? Cách nấu rượu đúng chuẩn ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
Rượu ngô truyền thống
Rượu ngô truyền thống hay còn được gọi với tên khác là rượu ngô Bắc Hà. Từ xưa nay, đây vốn là một thức rượu ngon, là đặc sản của dân tộc người H’Mông và người Dao Bản Phố, trên cao nguyên Bắc Hà.
Cách nấu rượu ngô truyền thống thơm ngon đúng chuẩn
Để nấu được món rượu ngô truyền thống ngon chuẩn vị thực không phải dễ. Nguyên liệu ban đầu cần có men rượu và ngô. Ở đây, ngô phải được tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng những trái ngô vàng của người Mông trên núi cao. Đặc biệt, giống ngô này được trồng từ 6 – 7 tháng trên các vách núi cao. Đây chính là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong hương vị của thức sơn tửu này.
Men nấu rượu ngô không phải là men bánh, men 36 vị thuốc bắc thông thường. Mà nhà nghề sử dụng men có cái tên cực ấn tượng đó là “hồng my”, được làm từ chính hạt cây Pà. Hạt hồng my kà những hạt nhỏ li ti màu đen. Thông thường, người H’Mông sẽ sử dụng loại hạt này để xay nhỏ ra như bột rồi tiến hành trộn với nước sôi và nước rượu đầu tiên. Sau đó người ta nhào cho thật đều, thật nhuyễn rồi nắm thành quả đặt trên rơm. Sau cùng, phơi ở nơi thoáng mát, ít nắng và có gió.
Sau đây là kỹ thuật, cách nấu rượu ngô truyền thống mà bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên, ngô sẽ được tẽ hạt, loại bỏ toàn bộ những hạt lép và mang đi luộc lên. Ngô luộc cần đảm bảo được đun đều lửa trong thời gian 24 giờ. Nhà nghề canh cho lửa sôi nhiều lần đến khi nào hạt ngô chớm bung thì mới bắt đầu vớt hết ra ngoài.
- Ngô đã được vớt ra hết, ta hong cho ngô ấm ấm rồi mới trộn cùng men rượu.
- Sau khi đã trộn đều với men rượu rồi, ngô sẽ được ủ trong thùng kín ở vị trí thoáng mát 1 tuần. Sau một tuần, cho toàn bộ vào nồi nấu.
- Bắc bếp để nấu rượu ngô. Ở phía dưới cùng luôn luôn đặt một chiếc chảo lớn để đựng được lượng nước sạch. Phía trên chảo thì đặt nồi lớn hơn, đủ khả năng bịt kín bằng các dây vải. Hãy đảm bảo không bị hở kẻo rượu ngô bị bay mất mùi.
- Kinh nghiệm nhà nghề chia sẻ đấy là nên nấu rượu ngô bằng củi để luôn giữ lửa cháy đều. Lửa không được cháy quá to, cũng không nên cháy quá nhỏ dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Sau đó, ta bổ sung thêm vào chảo một lượng nước vừa đủ.
- Khi đã nấu được chừng 30 phút, những giọt rượu đầu tiên sẽ bắt đầu chảy qua ống gỗ thông với nồi. Đối với mỗi mẻ rượu như vậy thì nhà nghề sẽ nấu trong vòng 3 tiếng hoặc hơn.
Rượu ngô truyền thống có giá bao nhiêu một lít?
Mức giá của thức rượu ngô truyền thống luôn được nhiều người quan tâm. Bởi với hương vị thơm ngon, thượng hạng đó thì chắc chắn ai cũng mong muốn được thưởng thức rượu ngô nguyên chất. Theo như tìm hiểu, giá bán rượu ngô có cùng độ tuổi trong phiên chợ là bằng nhau. Với những thức rượu được ủ thời gian dưới 6 tháng thì có giá thành rẻ nhất. Và rượu ủ càng lâu thì giá bán sẽ càng tăng cao.
Phần lớn, nguyên liệu làm men lá của những hộ gia đình vùng núi cao là tương tự nhau. Đơn giản vì họ có chung nguồn gốc, có chung ông tổ truyền nghề. Thế nhưng, điểm khác nhau chính nằm ở bí quyết chưng cất rượu của mỗi gia đình.
Rượu ngô ủ dưới 6 tháng có giá 35.000 – 40.000 đồng/lít.
Nếu rượu ngô ủ lâu hơn thì có giá từ 60.000 đồng/lít trở lên.
Phần kết
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về rượu ngô truyền thống. Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn.
Xem thêm:
Rượu ngô Hà Giang – Đặc sản nơi cực Bắc tổ quốc