Rượu cần cao nguyên là đặc sản, là món quà mà ơn cao ban tặng cho những vùng miền dân tộc thiểu số. Đây là thành quả được tạo nên từ bàn tay những người phụ nữ đảm đang, giàu lòng yêu thương và nhân ái. Với hương vị thơm ngon, đậm đà cùng văn hóa thưởng rượu hết sức đặc biệt đã tạo một ấn tượng đẹp đẽ cho khách du lịch mỗi lần có dịp ghé thăm. Và luôn mong mỏi thêm một lần trở về, thêm một lần được trải nghiệm. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá nhiều điều hơn nữa về rượu cần cao nguyên trong bài viết này nhé!
Thiếu rượu cần cao nguyên là không nên việc
Thực tế, rượu cần cao nguyên đã gắn bó với những người dân đồng bào thiểu số này từ xa xưa cho đến tận bây giờ. Và không giống như việc uống rượu truyền thống, rượu cần không chỉ dành cho những bậc cao niên bô lão hay là các nhà thức giả,… Mà với rượu cần, khi những đứa trẻ lớn lên cũng là lúc mà chúng bắt đầu tập uống rượu cần,…
Rượu cần cao nguyên có mặt ở mọi nhà, ngòi chòi rẫy hay thậm chí là kho ngoài bìa rừng. Bất kì mọi hoạt động sinh hoạt lớn nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự tham gia, góp mặt của rượu cần. Tiêu biểu nhất chắc chắn là lễ hội pơthi – Một lễ hội cực kỳ lớn, trọng đại của đồng bào Tây Nguyên. Cho đến những cuộc vui chỉ đôi ba người thâm tình, trò chuyện thâu đêm, suốt sáng.
Thiếu rượu cần cao nguyên là không nên việc. Nếu như buôn làng có việc mà thiếu rượu cần thì trở nên nhạt nhẽo và chẳng ra gì cả. Đó là chất xúc tác để có thể gắn kết mọi người dù xa lạ lại bên nhau. Rượu có ở cả những nhà giàu sang quyền quý và lẫn cả những ngôi nhà nghèo xác xơ. Nó là tất cả những gì tinh hoa, đẹp đẽ nhất mà người Tây Nguyên có được.
Uống rượu cần – Càng say tít thì lại càng muốn uống nữa. Phải uống cho đến khi rượu đã nhạt đi rồi, chỉ còn một ít men lá rừng trong nước suối mà thôi. Và đó cũng chính là khi ta sẽ tỉnh táo, có phần khỏe khắn trở lại như lúc ban đầu. Hồn rượu cần đã dìu dắt ta ra khỏi cơn mê say tít và trở về với thực tại, trở về với cộng đồng ta đã và đang sống.
Rượu cần cao nguyên cùng tấm lòng nồng hậu
Và bạn biết đó, người Tây Nguyên theo đa thần giáo. Do vậy mà mọi vật xung quanh đều sẽ có hai phần song song: Xác và hồn. Họ không hề có khái niệm hay quan niệm gì về thế giới bên kia là âm ti, họ chỉ cho rằng sau khi ta chết, “phần hồn” sẽ vẫn luôn lẩn quẩn ở đâu đây. Và cũng giống như ta, “phần hồn” ấy cần được ăn, cần được uống. Cho đến khi làm lễ pơthi thì trở về thế giới bên kia, mọi thứ đều trái ngược thực tại. Ngày là đêm. No là đói. Sống là chết. Sướng là khổ. Và buồn là vui..
Đến Tây Nguyên, phải được cùng bà con nơi đây uống rượu cần. Trở về sau mỗi trận đánh, bà con sẽ mang những ché rượu cần cao nguyên cho các bộ đội giải phóng uống để bồi dưỡng. Nó như tiếp thêm nhiều nguồn sinh khí, sinh lực và sức mạnh.
Song, phải đến Tây Nguyên để được uống rượu cần trong mùa lễ hội tưng bừng, trong lễ hội ăn cốm mới, đám cưới hay là đám ma,… Nhưng nếu đã đặt chân đến mảnh đất này rồi mà lại không có những kỉ niệm ấy thì quả là một điều đáng tiếc.
Đã cố nhiều lần say tít, mê man vì thức rượu cần cao nguyên, vì chính tấm lòng nồng hậu của bà con dân tộc Tây Nguyên. Cũng do bị say nhiều mà được chung ghè trao kinh nghiệm, rút ra những bài học thực sự quý giá. Chỉ khi rượu lạt đi rồi, chỉ còn một chút ít men lá rừng trong nước suối cuối cùng thì thôi.
Phần kết
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về thức rượu cần cao nguyên. Hi vọng rằng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với tất cả mọi người. Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết!
Xem thêm
Rượu cần Tây Nguyên – Tinh hoa văn hóa dân tộc Việt!