Làng nghề rượu Bàu Đá là một địa danh nổi tiếng được mọi người biết đến. Đây là nơi có truyền thống làm rượu từ lâu đời, từ thời vua Quang Trung và vẫn phát triển cho đến tận hôm nay. Với nguồn gốc lịch sử hình thành đặc biệt, dòng sông thượng nguồn nơi lấy nước Bàu Đá nấu rượu đã tạo nên một dấu ấn trong dân chúng. Làng nghề rượu tại Cù Lâm, Bình Định này vẫn là nơi mà các khách quốc tế, khách du lịch đến tham quan, khám phá mỗi dịp lễ. Vậy thì quy trình sản xuất của làng nghề rượu Bàu Đá như thế nào? Điều gì đã tạo nên hương vị thương hiệu? Cùng ruoubatrang.com tìm hiểu ngay nhé.
Quy trình sản xuất tại làng nghề rượu Bàu Đá
Bước chuẩn bị nguyên liệu cầu kì
Nói đến đây, chắc nhiều người cũng khá ngạc nhiên. Thế nhưng bước chuẩn bị nguyên liệu cầu kì này hoàn toàn là sự thật và nó cũng là điểm khác biệt mà không phải loại rượu nào cũng có được. Chế biến rượu Bàu Đá ở làng Cù Lâm quả thực rất công phu và tỷ mỉ. Thành phẩm chính là kết quả từ bàn tay lao động, sự chịu thương chịu khó của dân làng nơi đây. Họ đã đặt hết tâm tư, tình cảm và tâm huyết của mình trong từng mẻ rượu. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn nguyên liệu nấu rượu của người dân nơi đây cũng rất khắt khe. 100% là nguyên liệu sạch, nguồn nông sản của quê hương như gạo nếp, đậu xanh cho đến từng loại men rượu.
Làng nghề rượu Bàu Đá hoàn toàn nói không với men bột của Trung Quốc. Họ chỉ lựa chọn men bánh thủ công mà thôi. Cùng với công thức gia truyền, phối trộn men và cơm theo một tỷ lệ nhất định. Thời gian nấu phải xác định và lên lịch rõ. Kỹ thuật ủ khô, trộn nước và cả việc sử dụng nồi nấu đồng cũng rất khác biệt. Họ dùng nắp đậy phải là làm bằng đất nung. Quá trình cất rượu phải dùng đến ống tre. Nguồn nước để nấu rượu Bàu Đá được lấy từ giếng nước ngầm. Nhưng nhất định phải là giếng đá ong hay giếng đất nung chứ không phải xi măng hay bê tông cốt thép. Mục đích là để giữ độ tinh khiết, thanh lọc và không bị nhiễm các loại tạp chất độc hại, bảo đảm sức khỏe người sử dụng.
Thế mới nói, quy trình sản xuất của làng nghề rượu Bàu Đá là đặt hết tình cảm, tình yêu của những người dân quê nơi đây. Đó cũng chính là bước đầu tạo nên chất lượng rượu tuyệt vời, duy trì theo năm tháng.
Quá trình nấu rượu của làng nghề Bàu Đá
Đầu tiên, người ta sẽ cho gạo, nếp hay là đậu xanh vào trong nồi rồi nấu chính. Nguyên liệu nào là còn tùy thuộc vào từng loại rượu nhất định. Nấu chính tinh bột thành cơm, tuyệt đối không để cho khô hay là nhão mà hạt phải nở tròn đều, tơi xốp. Sau đó thì mới đem đi phơi nắng rồi để cho nguội hẳn. Lúc này, nhà nghề sẽ bắt đầu giã các bánh men thủ công ra sao cho thật nhuyễn. Rây mịn toàn bộ rồi rải cho thật đều lên lớp cơm gạo nguội, trộn đều tay để lên men hoàn chỉnh.
Tiếp đến, nhà nghề mới cho tất cả vào trong vò gốm đã chuẩn bị sẵn. Dùng lá chuối đậy kín. Thời gian ủ là 3 ngày 3 đêm, ủ liên tiếp như thế và họ gọi đó là quá trình ủ khô. Cho nước từ giếng vào ủ tiếp thêm 2 ngày 2 đêm nữa. Nhưng nếu thời tiết không như ý thì ta phải ủ kéo dài thêm vài ngày cho chất lượng rượu như ý. Chưa dừng lại ở đó, phải nấu dai dẳng thêm 6 tiếng đồng hồ nữa thì một mẻ rượu Bàu Đá mới được ra đời. Rượu nấu xong, cho vào trong lọ gốm được chạm khắc một cách tinh tế, thẩm mỹ. Đó cũng là thứ mà bạn được thấy nhiều nhất khi có dịp về Bình Định, ghé thăm làng nghề truyền thống này.
Một điểm đặc biệt nữa mà chúng tôi muốn giới thiệu thêm đó chính là kỹ thuật đun lửa. Có thể bạn chưa biết, kĩ thuật này quyết định nhiều đến độ thơm ngon của rượu Bàu Đá. Lửa không phải là lửa cháy to mà là lửa ngọn nhỏ, lim dim đun liên tục sao cho nồi hèm cơm rượu sôi dịu, nhè nhẹ. Hơi rượu tỏa ra đều và không có mùi khê. Đó thực sự là một kĩ thuật không hề đơn giản chút nào. Mà đối với làng nghề Bàu Đá, nó đã quá quen thuộc và đi vào tâm trí mỗi nhà nghề! Họ nấu rượu không chỉ có tâm, mà còn có tầm nữa.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của ruoubatrang.com về quy trình sản xuất của làng nghề rượu Bàu Đá. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin chân thành cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ!
Xem thêm:
Làng nghề rượu Bàu Đá Bình Định chất lượng, giá tốt