Nếu có dịp được về với mảnh đất Hải Dương, bạn sẽ đi đâu và làm những gì? Nhớ ghé thăm làng nghề rượu Phú Lộc, nơi từ lâu đã được mọi người biết đến như là quê hương của nghề nấu rượu. Rượu Phú Lộc thơm ngon, đậm vị, uống không bị sốc mặc dù nổi bật với nồng độ rượu thường rất cao. Đây không chỉ là nghề nuôi sống mà còn là nét văn hóa, là hồn vị của người dân Phú Lộc. Vì thế, nét đẹp này được nhiều người yêu thích và quan tâm. Vậy làng nghề rượu Phú Lộc có nguồn gốc hình thành như thế nào? Cùng ruoubatrang tìm hiểu, khám phá ngay nhé.
Giới thiệu đôi nét về rượu
Rượu là một thành phẩm đã được con người chúng ta phát hiện ra từ rất sớm. Song, chúng ta lại biết cách chưng cất sau hàng nghìn năm, rượu mau chóng trở thành một loại thức uống phổ biến trên khắp toàn thế giới. Thực tế thì có hàng trăm, hàng vạn loại rượu khác nhau, được cả giới mày râu lẫn phái nữ hưởng ứng, đón nhận một cách hân hoan, nồng nhiệt. Theo Chiến lược gốc sách ghi lại: ” Bà Nghi Địch là người cất rượu để tặng vua Vũ”. Vua Vũ là ông Vua sống ở thời kì thế kỉ 21 trước công nguyên. Vậy là cách đây 41 thế kỉ, rượu đã ra đời.
Từ khi có sự xuất hiện của rượu, cuộc sống con người thay đổi theo nhiều chiều hướng. Một số người sử dụng rượu một cách thái quá, họ tôn sùng rượu như là một mỹ vị nhân gian đến mức ảo tưởng. Có người lại xem rượu như là một loại nước uống có tính chất kích thích khai vị, dùng trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Rượu cũng được áp dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Tiêu biểu phải kể đến ẩm thực và dược. Xưa nay, dù buồn hay vui, người ta cũng dùng rượu để sẻ chia, trải lòng mình với tất cả. Uống rượu gia tăng thêm sự phấn chấn, hăng hái để rồi quên đi những nỗi lo toan, bực dọc trong đầu. Nhưng đây là cách sử dụng rượu tiêu cực.
Ở Phương Đông, người ta dùng rượu như là thứ không thể thiếu trong những buổi lễ hội sang trọng. Có câu nói rất hay: Vô tửu bất thành lễ.
Nguồn gốc làng nghề rượu Phú Lộc
Theo truyền thuyết ghi lại, vào thời giặc phương Bắc đến và xâm lược, chúng đã đóng quân tại địa phương. Song, mạn cớ mất một chú ngựa nên đã triệt hạ được cả hai thôn. Hai thôn đó là Ma Há và Minh Kha, là hai thôn nằm ở bên đường cái quan Nam Sách lên Cẩm Giàng. Vậy còn những người sống thì đi đâu? Xã hội bấy giờ loạn lạc lắm, họ trôi nổi đi khắp muôn phương. Đến khi hòa bình, giải phóng trở lại họ mới quay về làng vũ. Lúc này chỉ thấy một cách đồng hoang, may thay nhờ hai cột đồng trụ đứng trước cửa đình, bìm bìm phủ kín mới chợt nhận ra đây là làng cũ.
Trải qua một thời gian dài, phát cỏ, làm nhà rồi dựng xây lại quê dương, hai thôn chính thức hợp nhất thành một. Khi ấy, làng Phú Lộc chính thức được hình thành. Ban đầu chỉ có khoảng 1.250 nhân khẩu, cho đến năm 1983 thì đạt mốc 2600 người. Thế mà đất đai không có nhiều, chỉ có chừng 320 mẫu Bắc Bộ mà thôi. Nhưng mọi người biết đấy, ruộng lại chính là nguồn gốc của người dân Phú Lộc khi nghề nấu rượu chưa ra đời. Bên cạnh đó thì có thêm nuôi lợn, một vài hoạt động buôn bán nhỏ.
Cho đến tận thời Nguyễn, cả làng mới bắt đầu được phép nấu rượu. Rượu Phú Lộc nổi lên từ thời Vua Từ Đức, Thiệu Trị,.. Nay, thương hiệu rượu làng nghề Phú Lộc nổi khắp tứ phương, có mặt ở mọi thị trường trong và ngoài tỉnh. Bán rộng rãi ở Hà Nội, Hải Phòng, Cát Bà, Quảng Yên,…
Rượu Phú Lộc chất lượng thơm ngon với quy trình 4 bước kỹ lưỡng: Thu hoạch, lên men, chưng cất và lão hóa. Tất cả mọi công đoạn đều chỉnh chu dưới bàn tay khéo léo, kinh nghiệm và đầy tâm huyết của nhà nghề. Vì vậy mà rượu của làng nghề Phú Lộc vẫn luôn nhận được sự quan tâm, yêu thương của mọi người.
Kết luận
Trên đây là một vài chia sẻ của ruoubatrang.com về nguồn gốc hình thành làng nghề rượu Phú Lộc. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã luôn dõi theo và ủng hộ nhé.
Xem thêm:
Khám phá nghề nấu rượu làng Vân
Quy tình sản xuất của làng nghề rượu Phú Lộc